Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Mon, 17 Mar 2025 09:02:38 +0000 vi hourly 1 Một số sai lầm trong điều trị cảm cúm https://tuelinh.vn/mot-so-sai-lam-trong-dieu-tri-cam-cum-17137 https://tuelinh.vn/mot-so-sai-lam-trong-dieu-tri-cam-cum-17137#respond Thu, 16 Jan 2014 03:14:50 +0000 https://tuelinh.vn/mot-so-sai-lam-trong-dieu-tri-cam-cum-17137 Cúm hay cảm lạnh không đơn giản chỉ là những bệnh lý hô hấp  bình thường. Nếu không được chữa trị và xử lý đúng cách, kịp thời, bệnh cúm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như viêm mũi xoang, viêm tai, viêm phổi và viêm cầu thận…. Thế nhưng vẫn còn có rất nhiều người vẫn còn chưa biết cách phòng và điều trị đúng cách, thậm chí những hiểu biết chưa đúng về căn bệnh phổ biến này.

Ho coi rằng cảm cúm là căn bệnh có thể tự khỏi

Nhiều người cho rằng, cảm cúm là bệnh thường gặp, năm nào chẳng bị ít nhất 1 vài lần trong năm nên sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Thế nhưng sau đó cả tuần họ không thấy mình khỏi bệnh thì mới biết được cảm cúm cũng có những biến chứng nguy hiểm như thế nào.

Hầu như mỗi năm, cảm cúm thường ghé thăm chúng ta ít nhất 1 lần dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào. Các triệu chứng thường thấy như đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đâu nhức cơ thể … Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm tới hệ thống tim mạch, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng… Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi bị cảm cúm nên kịp thời điều trị và đúng cách.

Sau cúm, nếu người bệnh không được nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào các bộ phận khác, gây nhiễm trùng cơ thể như viêm amindan mủ, viêm xoang có mủ, viêm phế quản do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân cũng có chuyển sang bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thận …

Vậy nên không thể chủ quan với cúm, chủ quan với sức khỏe bản thân được.

Uống thuốc cảm vô tội vạ

Trái ngược với một số người coi thường cảm cúm, coi đây là căn bệnh tự khỏi cứ mặc kệ nó thì một số người lại có tư tưởng ngược lại. Cứ hễ thấy có triệu chứng như sốt, khản tiếng, ngạt mũi, người mỏi nhừ là lập tức lấy thuốc cảm cúm uống. Rồi thấy không thuyên giảm, một số người mua thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt … để uống. Tuy nhiên, điều này là một cách làm hết sức sai lầm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cảm với các thành phần và liều lượng khác nhau điều trị những chứng cảm khác nhau. Vì vậy, người bệnh không nên tự uống thuốc và tăng liều lượng, thời gian uống mà tốt hơn hết nên tham khảo tư vấn của bác sỹ, tránh tình trạng dùng thuốc quá liều rồi vô tác dụng.

Không phải cứ cảm cúm là lại uống thuốc

Theo ý kiến từ các bác sỹ, đối tượng dễ bị cúm là người già, phụ nữ mang thai và trẻ em. Các yếu tố như ngủ ít, làm việc quá sức, bị cảm lạnh, sức đề kháng giảm sút có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới cúm. Virus cúm phát triển trong cơ thể có khả năng biến đổi và trở nên nguy hiểm trong khi hệ thống miễn dịch của con người thì không phải lúc nào cũng có thể kháng cự. Vì vậy, người khỏe mạnh nên được tiêm phòng cúm, tiêm phòng cúm hàng năm sẽ cung cấp sự bảo vệ nhất định của cơ thể đối với những mầm bệnh bất ngờ.

Kiêng ăn các chất béo như trứng, sữa khi bị cảm

Đây là một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải. Khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, sốt đều làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nếu không biết tăng cường dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng, bệnh càng lâu khỏi hơn.

Do đó, sau khi bị cảm cần phải ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, khẩu vị nên thanh đạm, nên bổ sung nhiều protein, vitamin và nguyên tố vi lượng như thịt nạc, các loại trứng, rau, hoa quả, để cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Đóng kín cửa, ngủ trùm đầu để toát mồ hôi

Nhiều người cứ nghĩ thế sẽ nhanh khỏi cảm cúm hơn. Nhưng trên thực tế, khi bị cảm cúm ăn uống không ngon miệng, ăn ít, thể chất yếu ớt, ra nhiều mồ hôi gây mất nước và kiệt sức, dẫn tới sức đề kháng suy giảm, bệnh tình càng trầm trọng hơn.

Vậy phương pháp chính xác điều trị cảm cúm là gì?

  • Khi bị cảm cúm, cơ thể cần bổ sung đầy đủ nước, đẩy nhanh sự bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể và kịp thời bổ sung lượng nước đã mất, cải thiện tình trạng bệnh.
  • Ăn nhiều hoa quả, tăng cường vitamin nâng cao sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật.
  • Giữ ấm cơ thể và lưu thông không khí trong phòng.
  • Ngủ và nghỉ ngơi là phương pháp hiệu quả để khôi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian chữa bệnh.
  • Cuối cùng về vấn đề sử dụng thuốc, cần sự tư vấn của bác sỹ hoặc người có chuyên môn cho từng trường hợp bị cảm cúm. Không nên tự ý sử dụng tránh trường hợp bệnh vừa không khỏi lại thêm mệt người và tốn kém chi phí điều trị.
]]>
https://tuelinh.vn/mot-so-sai-lam-trong-dieu-tri-cam-cum-17137/feed 0
5 lời khuyên phòng cúm cho trẻ nhỏ https://tuelinh.vn/5-loi-khuyen-phong-cum-cho-tre-nho-va-phong-cum-cho-ba-bau-17133 https://tuelinh.vn/5-loi-khuyen-phong-cum-cho-tre-nho-va-phong-cum-cho-ba-bau-17133#respond Tue, 14 Jan 2014 08:32:48 +0000 https://tuelinh.vn/5-loi-khuyen-phong-cum-cho-tre-nho-17133 Thời tiết chuyển mùa, nhất là dịp cuối mùa thu và đầu mùa xuân hàng năm số lượng trẻ bị cúm lại gia tăng. Cúm không những làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng tới lịch trình đi học, gây khó chịu cho trẻ còn có nguy cơ lây bệnh cúm cho cả nhà. Vậy bạn đã biết cách phòng cúm cho bé?

1. Tiêm phòng cúm

Theo các chuyên gia, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất giúp bé phòng tránh cảm cúm. Tuy nhiên, nhiều người cứ lo lắng rằng chính những mũi tiêm đó khiến bé mắc bệnh. Sau khi tiêm xong một số bé bị cúm nhẹ, sốt nhưng những triệu chứng này không kéo dài quá 2 ngày sau khi bé được tiêm vắc-xin. Nếu xảy ra trường hợp trẻ bị cảm cúm ngay sau khi tiêm phòng thì nhiều khả năng trẻ bị virus tấn công trước khi vắc-xin có đủ thời gian sinh ra chất kháng để chống lại virus.

Thông thường, vắc xin phòng cúm sẽ có hoạt động hết công suất vào 2 tuần sau khi tiêm. Vậy nên các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng ít nhấ là 2 tuần trước mùa cúm.

Tham khảo bác sỹ trước khi tiêm để biết được loại vắc xin nào phù hợp với con mình. Cũng có thể tham khảo thêm loại vắc xin dưới dạng thuốc xịt nếu con bạn sợ tiêm.

2. Chú ý vệ sinh cho trẻ

Ngay cả khi trẻ đã được tiêm  phòng đây đủ, trẻ vẫn cần được chú ý vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông trước khi ăn bữa chính và ăn vặt, chơi đùa. Chú ý cách rửa tay cho trẻ để đảm bảo đủ sạch vi khuẩn gây bệnh.

3. Chú ý nơi ở của trẻ

Khử trùng cho ngôi nhà hiện đại, các đồ chơi mà bé đang tiếp xúc.

Thường xuyên vệ sinh sắp xếp lại bếp ăn, các vật dụng trong nhà, lau bàn ghế, các bề mặt thường xuyên được động tới.

Ống nghe điện thoại trẻ thường được tiếp xúc nhiều hơn, nên cũng cần vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, cánh tủ lạnh, tay cầm lò vi sóng, các vật dụng khác trong nhà cũng cần được khử trùng.

Bên cạnh đó, ống nghe điện thoại-thứ thường được đặt sát miệng bé, tay cầm cánh cửa tủ lạnh, tay cầm cánh cửa lò vi sóng và các vật dụng khác trong nhà cũng cần được khử trùng.

4. Bổ sung vitamin C cho trẻ

Để trẻ có sức đề kháng cao, tránh được bệnh cúm các mẹ hãy thường xuyên bổ sung vitamin C cho trẻ. Vitamin C có nhiều trong rau bắp cải, rau bina, hoặc nước cam buổi sáng ….

5. Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con

Để theo dõi liên tục nhiệt độ cơ thể cho con mình. Có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc chạy bằng pin để dưới lưỡi sao cho phù hợp với trẻ.

Cuối cùng khi thấy trẻ đột nhiên bị sốt, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, đau tai , chán ăn, đau họng, sưng hach … các mẹ nên cảnh giác với dấu hiệu của bệnh cúm. Hãy đưa con mình tới gặp bác sỹ sớm để tránh những nguy hiểm đến với bé yêu của mình bạn nhé.

Theo tuelinh.vn (St)

]]>
https://tuelinh.vn/5-loi-khuyen-phong-cum-cho-tre-nho-va-phong-cum-cho-ba-bau-17133/feed 0
Mách mẹ bầu các phòng cúm hiệu quả https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121 https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121#respond Mon, 13 Jan 2014 03:22:43 +0000 https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121 Quá trình mang thai là cả một chặng đường dài, đầy hạnh phúc và gian nan đối với phụ nữ nói chung và người đầu tiên được làm mẹ nói riêng. Đối diện với những mệt mỏi, những thay đổi trên cơ thể, nhiều chị em dù đã rất cẩn thận nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi và cảm cúm do thời tiết thay đổi và ô nhiễm môi trường xung quanh. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp phòng cúm cho bà bầu nhé.

Tác hại của cúm đối với bà bầu

Theo các chuyên gia, nếu chẳng may bị cảm cúm trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ điều này là vô cùng nguy hiểm. Virus cúm có thể gây dị tật thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Nếu bị cúm nặng, tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai nhi bị lưu và gây sảy thai. Nhiều tài liệu còn cho rằng, cúm có thể gây sứt môi, đục thủy tinh thể cho thai nhi.

Phòng ngừa nguy cơ bị cảm và giữ gìn sức khỏe tốt là điều cần làm hơn hết đối với phụ nữ trong 3 tháng đầu và trong cả quá trình mang thai. Hãy lắng nghe một số kinh nghiệm , một số chia sẻ mẹo vặt phòng cúm dưới đây các mẹ nhé :

Mẹo hay phòng cúm cho bà bầu

  1.  Uống nước tỏi giã. Giã tỏi nhỏ rồi pha với nước uống. Tuy hơi khó uống nhưng có tác dụng tốt với bà bầu bị cúm. Trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.
  2.  Nước gừng đường đỏ. Khi bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, bà bầu nên uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó nên giường ngủ một giấc sẽ thấy đỡ mệt hơn.
  3. Cũng có thể ăn củ hành sống, tỏi tươi để phòng cảm và khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.
  4.  Bổ sung kẽm.  Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. Vậy nên bà bầu có thể bổ sung một số thực phẩm giầu kẽm như  hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ để phòng ngừa bệnh cúm.
  5.  Bổ sung vitamin C. Vitamin C có tác dụng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp. Bà bầu nên bổ sung vitamin C hoặc ăn nhiều thực phẩm giầu vitamin C như cà chua, súp lơ,ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho …
  6.  Súc miệng bằng nước muối. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng lợi. Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc viêm lợi.
  7.  Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm. Nghe có vẻ thiếu hợp lý trong thời tiết lạnh giá như thế này nhưng các chuyên gia khuyên rằng, nếu bà bầu thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt thì có thể tăng cường khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm để rửa mặt tránh gây kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  8.  Duy trì độ ẩm trong phòng. Mùa  đông độ ẩm không khí thấp,  nếu dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí dễ bị khô, mà không khí khô tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất.
  9. Uống đủ nước mỗi ngày. Uống nước đầy đủ có tác dụng phòng cúm và viêm họng, mỗi ngày nên uống từ 600 – 800 ml nước các mẹ nhé.
  10.  Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người khi có dịch bệnh. Nếu đang có dịch bệnh khả năng lây truyền bệnh khá cao nên các mẹ bầu nên hạn chế tới các nơi đông người như thế này nhé.
  11.  Nghỉ ngơi hợp lý. Trong thời gian mang thai, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thư giãn nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể phòng chống cúm.
  12.  Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn. Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Còn rượu và các chất có cồn khiến cơ thể bà bầu luôn rơi vào tình trạng mất nước và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
  13.  Tiêm phòng cúm. Đối với chị em phụ nữ trước khi có ý định có thai nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Hiện các mũi tiêm phòng 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) cũng khá phổ biến và sử dụng rộng rãi vì thế các mẹ bầu nên chủ động tiêm phòng để phòng ngừa cúm. (Xem thêm về Tiêm phòng cúm khi mang thai )
]]>
https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121/feed 0
Tiêm phòng cúm trước khi mang thai https://tuelinh.vn/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-15679 https://tuelinh.vn/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-15679#respond Fri, 02 Aug 2013 07:34:57 +0000 https://tuelinh.vn/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-15679 Cảm cúm khi mang thai luôn là một sự lo lắng với các mẹ bầu bởi có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một trong những biện pháp phòng ngừa, giảm nguy cơ bị cúm đó là tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Vậy có nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai hay không ?

Tác dụng của việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai

Thời tiết chuyển mùa, từ nóng bất ngờ chuyển sang lạnh khiến chúng ra rất khó chịu và đây cũng là thời điểm thuận lợi cho nhiều bệnh phát sinh và lây lan trong đó có bệnh cúm. Theo khuyến cáo của các y bác sỹ, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn  cũng nên tiêm phòng cúm đặc biệt là chị em có dự định sinh em bé trong tương lai.

Từ trước đến nay, phụ nữ mang thai đã được chỉ định nên chích ngừa cúm, chưa có một báo cáo nào cho thấy vắc -xin này gây hại cho thai nhi. Trong khi đã có rất nhiều phụ nữ mang thai bị tử vong do bệnh cúm mà lẽ ra tỷ lệ này sẽ giảm xuống rất nhiều nếu chị em được chích ngừa cúm trước đó.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai có tác dụng giảm thiểu nguy cơ bị cúm, giúp giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn của thai kỳ.

Thuốc chủng ngừa cúm phải mất khoảng một tuần mới có hiệu quả. Vậy nên nếu bạn chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì rất có thể bạn đã bị cúm từ trước đó và lúc đó thì vác-xin phòng cúm sẽ không có hiệu lực.

Khi nào chị em nên tiêm phòng cúm ?

Chị em cần chủng ngừa cúm hàng năm. Nhiều khi các virus cúm có những đột biến khác nhau ở mỗi mùa. Vậy nên chị em sẽ cần chích ngừa mũi cúm theo từng thời điểm và mỗi năm để có thể tránh được những sự đột biến của bệnh. Ngay cả khi chị em đã chích ngừa trong mùa bệnh trước thì đến mùa bệnh này bạn vẫn nên tiêm mũi nữa để yên tâm hơn.

Chị em cần chủng ngừa cúm hàng năm. Ảnh minh họa

Thời điểm cần tiêm phòng đó là ít nhất 3 tháng trước khi mang thai để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong suốt thai kỳ. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 – giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

Những ai không nên tiêm phòng cúm

Tiêm phòng cúm không phải được áp dụng với tất cả các đối tượng. Cụ thể, nếu bạn bị dị ứng với trứng bạn không nên tiêm loại vắc-xin này, đặc biệt hoàn toàn không nên tiêm nếu bạn dị ứng nghiêm trọng với trứng.

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-15679/feed 0
Phòng cúm và cách chăm sóc khi mới bị cúm https://tuelinh.vn/phong-cum-va-cach-cham-soc-khi-moi-bi-cum-15614 Mon, 29 Jul 2013 01:00:55 +0000 https://tuelinh.vn/phong-cum-va-cach-cham-soc-khi-moi-bi-cum-15614 Những đợt thời tiết giao mùa, những cơn mưa bất chợt chen ngang vào những đợt nắng nóng là cơ hội cho bệnh cúm tấn công chúng ta. Người bệnh cúm sẽ có cảm giác đau họng, nơi đầu tiên virus cúm xâm nhập, sau đó bị chảy nước mũi nhiều và liên tục, đau dầu, chóng mặt và sốt. Cúm thông thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, dưới đây là một số cách phòng cúm hiệu quả

1. Ngâm chân bằng nước nóng

Bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian ngâm khoảng chừng 15 phút, không để nước ngập quá mắt cá chân, ngâm cho đến khi 2 gót đỏ hồng mới có tác dụng phòng cảm. Có thể thêm chút muối sẽ giúp da săn chắc và kháng khuẩn. Ngâm chân bằng nước nóng cò có tác dụng tốt cho người bị đau đầu mãn tính. Chỉ cần ngâm đều đặn mỗi ngày khoảng 15 phút mỗi tối, sau 2-3 tuần, đầu bạn sẽ đỡ nhức hơn.

2. Ăn hành tây sống

Việc ăn sống hành tây hoặc đun nóng dầu sôi trụng với một số rau củ quả khác có tác dụng phòng chống cảm rất tốt.

3. Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm vào lúc sáng sớm, trước khi đi ngủ và sau các bữa ăn sẽ có tác dụng làm sạch răng miệng, đề phòng cảm cúm. Nhất là trong các đợt có dịch cúm, việc súc miệng bằng nước muối là rất cần thiết. Khi súc miệng bạn nên để nước muối vào sâu trong cổ họng thì hiệu quả sẽ cao hơn.

4. Rửa mặt bằng nước lạnh

Rửa mặt bằng nước lạnh, kết hợp với việc dùng tay vớt nước và hít vào mũi vừa có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông và làm cho đầu óc tỉnh táo, tăng cường khả năng thích nghi với thời tiết. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng nước quá lạnh, hoặc quá nóng vì như vậy có thể gây tổn thương cho da.

5. Mát-xa hai cánh mũi

Xoa nóng 2 bàn tay sau đó dùng 2 ngón tay trỏ chà sát lên vùng 2 cánh mũi sẽ có tác dụng phòng cảm. Khi bị cảm, nếu bạn áp dụng phương pháp này cũng sẽ có tác dụng làm giảm nghẹt mũi.

6. Dùng hành lá giúp giảm nghẹt mũi

Nghẹt mũi là một triệu chứng thường thấy của cảm cúm thông thường. Khi đó bạn có thể dùng cọng hành lá đặt vào mũi một lúc, triệu chứng nghẹt mũi sẽ giảm hẳn. Khi áp dụng phương pháp này bạn nên chọn cọng hành lớn sẽ làm tăng hiệu quả và dễ dàng khi lấy cọng hành ra, nhưng cũng nên lưu ý đừng để cọng hành quá sâu sẽ gây đau mũi.

7. Cạo gió

Cạo gió là phương pháp dân gian thường áp dụng, có nhiều phương pháp cạo gió khác nhau nhưng sau khi cạo gió nhớ cho người bệnh uống 1 bát canh nóng hoặc một ly nước nóng. Người bệnh sẽ toát mồ hôi và cảm thấy nhẹ nhàng hơn, nhanh hồi phục hơn.

8. Nước gừng

Nhiều người khi đi ngoài trời lạnh về nhà liền uống nước gừng để nguội. Chỉ cần khoảng 20 – 30g gừng, bỏ vỏ cho vào nước đun sôi, sau đó để nguội, uống khi còn ấm. Cách làm này có tác dụng phòng cảm rất tốt.

9. Xông hơi nước khi mới bị cảm

phòng cúm

Nhiều người khuyên rằng, khi mới bị cảm bạn có thể xông hơi nước nóng. Chỉ cần đổ nước sôi ra chậu hoặc tô, cho thêm 1 ít dầu gió sau đó dùng phễu hoặc dụng cụ hít để lấy hơi nước đang bốc lên. Biện pháp này rất tốt trong việc điều trị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi.

10. Dùng máy sấy tóc

Trong những trường hợp cảm nhẹ, nhiều người đã sử dụng phương pháp dùng máy sấy thổi hơi ấm vào 2 thái dương từ 3 đến 5 phút, một ngày lặp lại vài lần giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và nhanh chóng hồi phục.

11. Nước tỏi và mật ong

Đem mật ong và nước tỏi trộn lẫn với nhau, mõi ngày uống đến 4 đến 6 lần, mỗi lần 1 thìa cafe.

12. Trứng gà

Trứng gà có tác dụng với nhiều người khi mới bị cúm. Người ta thường đun nóng 1 muỗng dầu ăn rồi đập 1 quả trứng gà vào, thêm chút nước và trộn đều, uống khi còn ấm, 2 lần, sáng và tối.

Tuelinh.vn

]]>
Phòng cúm – Cách nào đơn giản mà hiệu quả nhất trong phòng bệnh? https://tuelinh.vn/phong-benh-cum-cach-nao-don-gian-ma-hieu-qua-12415 https://tuelinh.vn/phong-benh-cum-cach-nao-don-gian-ma-hieu-qua-12415#respond Sun, 12 May 2013 02:07:11 +0000 https://tuelinh.vn/phong-cum-cach-nao-don-gian-ma-hieu-qua-12415 Phòng cúm – Cách nào đơn giản mà hiệu quả nhất trong phòng bệnh?

Phòng bệnh luôn đơn giản và hiệu quả hơn chữa bệnh. Cúm là bệnh thường gặp, và nằm trong số các bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia sức khỏe, thói quen sống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa một số bệnh dễ lây như cúm. Muốn vậy, chúng ta cần làm gì để phòng bệnh?

phòng bệnh

Dưới đây là khuyến cáo từ các chuyên gia sức khỏe giúp phòng bệnh cúm:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Trong xà phòng có tính kháng khuẩn giúp chống lại các loại virus, trong đó có virus gây cúm.
  • Khi ho hoặc hắt hơi, nên tập thoi quen dùng khăn giấy che miệng và mũi. Không nên trực tiếp dùng bàn tay. Khăn giấy sau khi dùng xong nên bỏ vào thùng rác, tránh vứt bừa bãi.
  • Không nên chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. Bởi vi trùng có thể lây lan từ bà tay nhiễm khuẩn òi sau đó chạm  mắt, mũi và miệng.
  • Với các bà mẹ nên nhắc nhở con mình không dùng chung đồ dùng học tập như bút bi, bút chì hay chia sẻ đồ ăn, dùng chung bát, đũa với bạn khi ăn cơm ở trường.
  • Trường hợp con bị bệnh, mẹ nên để bé ở nhà tránh lây lan virus cho người khác.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
  • Bổ sung các thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng tốt như tỏi, gừng, ổi , trà xanh …
  • Trong chế độ ăn uống chú ý cân bằng dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau , trái cây tươi, nên  ăn các loại thực phẩm tự nhiên, chưa qua chế biến, và đặc biệt là không hút thuốc.
  • Nên tập thể dục thường xuyên, tổ chức các chuyến dã ngoại cùng gia đình để tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.

Nhật Linh

]]>
https://tuelinh.vn/phong-benh-cum-cach-nao-don-gian-ma-hieu-qua-12415/feed 0
Cách phòng và điều trị cảm cúm hiệu quả trong mùa lạnh https://tuelinh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-cam-cum-hieu-qua-trong-mua-lanh-11632 https://tuelinh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-cam-cum-hieu-qua-trong-mua-lanh-11632#respond Mon, 25 Feb 2013 07:35:47 +0000 https://tuelinh.vn/?p=11632 (GDVN) – Mặc dù nước ta bệnh cúm mùa diễn ra thường xuyên nhưng người dân vẫn chưa có thói quen tiêm vaccin cúm mùa phòng bệnh. Do vậy, mỗi khi thời tiết khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển, lây lan. Đáng chú ý khi việc phòng và điều trị cúm không đúng nguyên tắc có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi cho cả trẻ em và người lớn…

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao

Theo phản ánh của các bác sĩ  Bệnh viện Nhi Trung ương, năm nay dịch sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) và cúm diễn ra cùng một lúc, nên trẻ nhập viện do các bệnh này ở mức cao. Theo các BS, về cơ bản cả 3 bệnh này đều có những triệu chứng khá giống nhau (sốt, đau đầu, nhức toàn thân…) nên các phụ huynh rất khó phân biệt.

Trong mùa lạnh này, mỗi ngày BV tiếp nhận 1.600 đến 1800 BN, trong đó trên 40% các cháu đến khám bệnh cúm. Phần lớn là trẻ dưới 6 tuổi vào viện khi đã có nhiều biến chứng về đường hô hấp. Việc trẻ đến khám bệnh ngày một tăng, khiến cho các BS ở đây làm việc luôn trong tình trạng quá tải. Chỉ trong 4 tiếng buổi sáng, một BS phải khám gần 70 BN. Với khoảng thời gian quá ngắn như vậy, các BS khó có đủ thời gian để khám kỹ và tư vấn chu đáo cho cha mẹ các cháu trong việc cho dùng thuốc và chăm sóc đúng cách. Điều đáng lo ngại là hiện nay phần lớn các bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về cúm mà không biết rằng chúng còn có nguy cơ mắc SXH, TCM.

ảnh minh họa. nguồn: internet

 

Còn theo các BS Khoa Truyền nhiễm- BV Bạch Mai thông báo, hàng ngày có khoảng 15-20 BN có triệu chứng cúm đến khám tại Khoa, phần lớn  là người dưới 20 tuổi. Cùng với trẻ em và phụ nữ đang mang thai thì người trẻ tuổi đang là đối tượng chính tấn công của virus này. Ngoài ra, nhóm người cao tuổi vẫn là nhóm có nguy cơ dễ mắc và có thể dẫn đến những biến chứng nặng do hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm.

ThS Trần Quang Thắng- Khoa Cấp cứu- Viện lão khoa quốc gia cho biết, càng nhiều tuổi theo quá trình lão hóa sức đề kháng của người cao tuổi ngày một suy giảm, sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi. Nghiêm trọng hơn là khi virus cúm tấn công sẽ tiếp tục làm suy giảm hơn nữa sức đề kháng của người cao tuổi, đây là lúc thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn khác tấn công, nguy cơ bội nhiễm là rất lớn.

Phòng và điều trị cúm đúng cách

Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, BN cúm cần được dùng thuốc Tamiflu và các thuốc trị triệu chứng như hạ sốt, kháng sinh (nếu có bội nhiễm). Vì thuốc Tamiflu phát huy tác dụng trong 48 giờ đầu khi mắc bệnh nên người bệnh cần được đưa vào viện sớm để được dùng thuốc ngay. Không nên sử dụng thuốc Tamiflu với với mục đích dự phòng. Những trường hợp có tiếp xúc với BN cúm và xuất hiện triệu chứng cúm thì cần được theo dõi chặt và điều trị sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Các bác sĩ, chuyên gia cũng khuyên không nên quá lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh cho trẻ vì sẽ bị ảnh hưởng rất lâu dài. Có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên quý dễ tìm nhưng có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh cúm rất hiệu quả, an toàn và đặc biệt có tác dụng diệt vi rút mạnh như: Mật ong kết hợp với nhựa dầu Gừng làm ấm cổ, dịu đi các cơn ho, giúp kháng khuẩn, diệt vi rút bám trên niêm mạc đường hô hấp và làm tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công. Với người dân vùng cao, một loại thảo dược khác có công dụng và tính năng tương tự như gừng được dùng nhiều để giúp chống lại cái lạnh cắt da, cắt thịt nơi miền sơn cược chính là Thảo quả. Trong quả thảo quả có chứa tinh dầu, chính tinh dầu và vị cay nóng của nó có tác dụng làm ấm cơ thể. Hoặc có thể kết hợp 3 dược liệu trên cùng lá Húng chanh (cây thuộc họ Bạc hà, lá có chứa nhiều tinh dầu để tăng tác dụng).

Đặc biệt, tinh dầu Tỏi tía có chứa thành phần chính là các chất sun phít trong đó có allicin, một kháng sinh thực vật có khả năng diệt vi rút rất mạnh, nhất là các chủng vi rút cúm. Khả năng chống cúm của Tỏi đã được biết từ xa xưa song gần đây khoa học mới biết các chất sun phít trong dầu tỏi làm nên tác dụng này. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc trị ho thảo dược. Đáng kể trong đó có Cty dược Tuệ Linh tiên phong nghiên cứu, trích ly và kết hợp thành công tinh dầu của các dược liệu quý trên thành sản phẩm dưới dạng viên nang Ezibo Tuệ Linh có tác dụng giảm ho nhanh chóng, đặc biệt là ho do virus, hỗ trợ điều trị trong trường hợp viêm phế quản, ho mạn tính và viêm phổi. Điều đáng mừng là sản phẩm dùng được cho cả người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

Theo các bác sĩ, trong tình hình hiện nay, biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho cộng đồng là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, hạn chế đến những nơi đông người mà không có những biện pháp bảo vệ y tế đúng cách. Những nhóm người có nguy cơ mắc cúm cao hay người bệnh mạn tính cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ khi cần chủ động tiêm vaccin cúm mùa, vaccin phế cầu.

 

]]>
https://tuelinh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-cam-cum-hieu-qua-trong-mua-lanh-11632/feed 0
Bệnh cúm lây lan như thế nào? https://tuelinh.vn/benh-cum-lay-lan-nhu-the-nao-10126 https://tuelinh.vn/benh-cum-lay-lan-nhu-the-nao-10126#respond Wed, 05 Sep 2012 09:48:10 +0000 https://tuelinh.vn/benh-cum-lay-lan-nhu-the-nao-10126 Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mất cảm giác thèm ăn … có thể đó là những dấu hiệu của bệnh cúm. Thực tế bệnh cúm có lây truyền không? Và lây truyền như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó.

Bệnh cúm dễ lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt xì hơi vào không khí

Bệnh cúm có lây không?

Theo các chuyên gia, cúm thông thường lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Những người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh khi họ có các triệu chứng bệnh (khoảng 1 tuần ở người lớn và 2 tuần ở trẻ nhỏ).

Bệnh cúm thường xảy ra ở phạm vi vài ổ dịch nhỏ, nhưng các đợt dịch lớn có khuynh hướng xảy ra sau mỗi vài năm. Các đợt dịch (khi bệnh lây lan nhanh và ảnh hưởng đến nhiều người tại một khu vực trong cùng thời điểm) xảy ra cao điểm trong vòng 2 hoặc 3 tuần sau khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện và sau đó bắt đầu giảm dần.

Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh cúm

Việc vaccine ngừa cúm thường được tiến hành từ tháng 9 đến giữa tháng 11 (mặc dù việc vaccine này có thể thực hiện vào các thời điểm khác trong năm). Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho một người đến 80% vào mùa bệnh.

Tuy nhiên do vaccine ngừa cúm ngăn ngừa sự nhiễm của chỉ một vài virus có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nên việc tiêm vaccine này cũng không đảm bảo bạn và gia đình không mắc bệnh vào mùa cúm, song nó giúp bệnh nhân giảm bớt số các triệu chứng và các triệu chứng cũng nhẹ hơn so với người không tiêm vaccine.

Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng việc tiêm vaccine ngừa cúm cho trẻ từ năm ngoái sẽ không có tác dụng bảo vệ trẻ trong mùa cúm năm nay, bởi khi đó vaccine đã hết hiệu lực và vì virus cúm luôn biến đổi hàng năm. Điều này cũng giải thích vì sao vaccine cúm luôn được hiện đại hóa mỗi năm, bao gồm cả các chủng virus mới nhất.

Những đối tượng nên và không nên tiêm ngừa cúm

Những đối tượng sau nên tiêm ngừa cúm:

  • Tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi
  • Người từ 50 tuổi trở lên
  • Phụ nữ dự định mang thai
  • Người có bệnh tim, phổi, thận, gan, suyễn, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, thiếu máu và các rối loạn về máu khác
  • Người nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc những bệnh có ảnh hưởng lên hệ miễn dịch
  • Người điều trị kéo dài với corticoide
  • Người điều trị ung thư với tia xạ hoặc thuốc
  • Người có rối loạn về cơ và thần kinh có thể dẫn đến khó thở, khó nuốt
  • Người từ 6 tháng đến 18 tuổi đang điều trị aspirin dài hạn vì có thể bị Hội chứng Reye nếu bị cúm.
  • Những người ở trong nhà an dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc bệnh mạn tính
  • Nhân viên y tế
  • Người chăm sóc hoặc có tiếp xúc trong gia đình với trẻ 0 đến 5 tuổi, người từ 50 tuổi trở lên, những người bệnh có nguy cơ cao mắc cúm bị biến chứng nặng.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa cúm:

Có một số trường hợp không chích ngừa cúm được hoặc nên hoãn chích một thời gian:

Những trường hợp KHÔNG chích ngừa cúm được:

  • Người bị dị ứng nặng với trứng
  • Người bị dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin
  • Người bị dị ứng nặng với lần chích ngừa vắc xin cúm trước đó.

Những trường hợp nên HOÃN chích ngừa cúm:

  • Những người đang mắc bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng, thường nên chờ cho đến khi hồi phục mới chích ngừa cúm.
  • Những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ thường có thể chích ngừa cúm được.

Tìm hiểu thêm về bệnh cúm tại đây

]]>
https://tuelinh.vn/benh-cum-lay-lan-nhu-the-nao-10126/feed 0
Những dấu hiệu nhận biết bệnh cúm https://tuelinh.vn/nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-cum-10122 https://tuelinh.vn/nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-cum-10122#respond Wed, 05 Sep 2012 09:03:48 +0000 https://tuelinh.vn/nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-cum-10122 Cúm là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp. Cúm có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên trẻ em thường có khuynh hướng dễ mắc bệnh hơn người lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh cúm.

Cúm thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng sốt, ớn lạnh, nhức đầu …

Tham khảo thêm kiến thức tổng quan về bệnh cúm

Thông thường, cúm rất dễ bị nhầm với bệnh cảm thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng của cúm thường có chiều hướng phát triển nhanh (thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm phải virus cúm) và thường nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắt hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm.

Các triệu chứng của cúm có thể gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Nhức cơ
  • Chóng mặt
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Yếu ớt
  • Nhiễm trùng tai
  • Tiêu chảy

Thông thường, sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất, nhưng ho và yếu ớt có thể vẫn tiếp tục. Tất cả các triệu chứng thường hết trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc điều trị bệnh, do nó có thể dẫn tới viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm khác, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, người già và những người có vấn đề về sức khoẻ trong thời gian dài.

]]>
https://tuelinh.vn/nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-cum-10122/feed 0
Vì sao bị cảm cúm nên ăn đồ chua? https://tuelinh.vn/vi-sao-bi-cam-cum-nen-an-do-chua-10097 https://tuelinh.vn/vi-sao-bi-cam-cum-nen-an-do-chua-10097#respond Sun, 02 Sep 2012 06:46:46 +0000 https://tuelinh.vn/vi-sao-bi-cam-cum-nen-an-do-chua-10097 Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên ăn đồ chua khi bạn bị ốm. Tại sao lại như vậy?

Cam, chanh, đu đủ, kiwi… là những loại quả giầu vitamin tốt cho người bị cảm cúm

Theo các chuyên gia y tế, rất nhiều món ăn chua giúp cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng chống đỡ của cơ thể trước sự tấn công của bệnh cảm cúm. Các loại các loại trái cây có vị chua thường chứa nhiều vitamin. Cứ 100 gr táo tàu có 900 mg vitamin C.

Ngoài ra cam, chanh, kiwi, đu đủ… cũng rất giàu chất này. Vitamin C là một chất chống ôxy hóa mạnh, có thể ngăn chặn tế bào ung thư và sự lão hóa tế bào, tăng khả năng miễn dịch. Nó cũng thúc đẩy sự tổng hợp collagen, chống lão hóa da. Tình trạng thiếu Vitamin C dễ gây hỏng răng lợi, mệt mỏi và nhất là dễ bị cúm.

Nếu không thích ăn hoa quả, bạn có thể ép lấy nước pha đồ uống. Những người dễ bị cảm cúm vào mùa lạnh nên uống một cốc nước hoa quả nóng có vị chua để dễ dàng chịu cái lạnh của buổi sáng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý vì trong những thức ăn, đồ uống chua thường chứa khá nhiều axit, nên thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày – hành tá tràng do thừa axit.

Khi nấu các món ăn, bạn cũng nên sử dụng đồ chua để giúp hệ tiêu hóa hấp thu canxi, và tăng cường khả năng diệt khuẩn.

Đồ chua thường không tốt cho răng, vì vậy bạn nên đánh răng ngay sau khi ăn.

Xem thêm : 4 tuyệt chiêu giúp bạn tránh cảm cúm

]]>
https://tuelinh.vn/vi-sao-bi-cam-cum-nen-an-do-chua-10097/feed 0