Những đợt thời tiết giao mùa, những cơn mưa bất chợt chen ngang vào những đợt nắng nóng là cơ hội cho bệnh cúm tấn công chúng ta. Người bệnh cúm sẽ có cảm giác đau họng, nơi đầu tiên virus cúm xâm nhập, sau đó bị chảy nước mũi nhiều và liên tục, đau dầu, chóng mặt và sốt. Cúm thông thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, dưới đây là một số cách phòng cúm, các mẹo nhỏ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
1. Ngâm chân bằng nước nóng
Bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian ngâm khoảng chừng 15 phút, không để nước ngập quá mắt cá chân, ngâm cho đến khi 2 gót đỏ hồng mới có tác dụng phòng cảm. Có thể thêm chút muối sẽ giúp da săn chắc và kháng khuẩn. Ngâm chân bằng nước nóng cò có tác dụng tốt cho người bị đau đầu mãn tính. Chỉ cần ngâm đều đặn mỗi ngày khoảng 15 phút mỗi tối, sau 2-3 tuần, đầu bạn sẽ đỡ nhức hơn.
2. Ăn hành tây sống
Việc ăn sống hành tây hoặc đun nóng dầu sôi trụng với một số rau củ quả khác có tác dụng phòng chống cảm rất tốt.
3. Súc miệng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm vào lúc sáng sớm, trước khi đi ngủ và sau các bữa ăn sẽ có tác dụng làm sạch răng miệng, đề phòng cảm cúm. Nhất là trong các đợt có dịch cúm, việc súc miệng bằng nước muối là rất cần thiết. Khi súc miệng bạn nên để nước muối vào sâu trong cổ họng thì hiệu quả sẽ cao hơn.
4. Rửa mặt bằng nước lạnh
Rửa mặt bằng nước lạnh, kết hợp với việc dùng tay vớt nước và hít vào mũi vừa có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông và làm cho đầu óc tỉnh táo, tăng cường khả năng thích nghi với thời tiết. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng nước quá lạnh, hoặc quá nóng vì như vậy có thể gây tổn thương cho da.
5. Mát-xa hai cánh mũi
Xoa nóng 2 bàn tay sau đó dùng 2 ngón tay trỏ chà sát lên vùng 2 cánh mũi sẽ có tác dụng phòng cảm. Khi bị cảm, nếu bạn áp dụng phương pháp này cũng sẽ có tác dụng làm giảm nghẹt mũi.
6. Dùng hành lá giúp giảm nghẹt mũi
Nghẹt mũi là một triệu chứng thường thấy của cảm cúm thông thường. Khi đó bạn có thể dùng cọng hành lá đặt vào mũi một lúc, triệu chứng nghẹt mũi sẽ giảm hẳn. Khi áp dụng phương pháp này bạn nên chọn cọng hành lớn sẽ làm tăng hiệu quả và dễ dàng khi lấy cọng hành ra, nhưng cũng nên lưu ý đừng để cọng hành quá sâu sẽ gây đau mũi.
7. Cạo gió
Cạo gió là phương pháp dân gian thường áp dụng, có nhiều phương pháp cạo gió khác nhau nhưng sau khi cạo gió nhớ cho người bệnh uống 1 bát canh nóng hoặc một ly nước nóng. Người bệnh sẽ toát mồ hôi và cảm thấy nhẹ nhàng hơn, nhanh hồi phục hơn.
8. Nước gừng
Nhiều người khi đi ngoài trời lạnh về nhà liền uống nước gừng để nguội. Chỉ cần khoảng 20 – 30g gừng, bỏ vỏ cho vào nước đun sôi, sau đó để nguội, uống khi còn ấm. Cách làm này có tác dụng phòng cảm rất tốt.
9. Xông hơi nước khi mới bị cảm
Nhiều người khuyên rằng, khi mới bị cảm bạn có thể xông hơi nước nóng. Chỉ cần đổ nước sôi ra chậu hoặc tô, cho thêm 1 ít dầu gió sau đó dùng phễu hoặc dụng cụ hít để lấy hơi nước đang bốc lên. Biện pháp này rất tốt trong việc điều trị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi.
10. Dùng máy sấy tóc
Trong những trường hợp cảm nhẹ, nhiều người đã sử dụng phương pháp dùng máy sấy thổi hơi ấm vào 2 thái dương từ 3 đến 5 phút, một ngày lặp lại vài lần giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và nhanh chóng hồi phục.
11. Nước tỏi và mật ong
Đem mật ong và nước tỏi trộn lẫn với nhau, mõi ngày uống đến 4 đến 6 lần, mỗi lần 1 thìa cafe.
12. Trứng gà
Trứng gà có tác dụng với nhiều người khi mới bị cúm. Người ta thường đun nóng 1 muỗng dầu ăn rồi đập 1 quả trứng gà vào, thêm chút nước và trộn đều, uống khi còn ấm, 2 lần, sáng và tối.
Tuelinh.vn