Vô sinh nam - nỗi lo không của riêng ai

Hiện nay, cả y học hiện đại và y học cổ truyền đã có rất nhiều bước tiến trong điều trị vô sinh nam. Tuy nhiên, tỷ lệ vô sinh nam đang gia tăng vẫn là nỗi lo cho toàn xã hội.

1- Nguyên nhân vô sinh nam

vo-sinh-o-nam-gioi

Hình ảnh minh họa

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 100 cặp vợ chồng bị vô sinh thì nguyên nhân do vợ là 40%, do chồng là 30%, do cả hai người là 20% và 10% không rõ nguyên nhân. Và, tỷ lệ vô sinh nam đang gia tăng không ngừng. Số lượng và chất lượng tinh trùng là yếu tố then chốt để xác định tình trạng vô sinh ở nam giới. Trong trường hợp không có tinh trùng, các xét nghiệm sẽ nhằm vào việc xác định xem vì sao tinh hoàn không sản xuất tinh trùng (nhỏ, dị tật hay chưa chạy xuống) hay có phải là ống dẫn tinh bị nghẽn, viêm nhiễm, khuyết tật ở bộ phận sinh dục không.

Theo các chuyên gia y tế, sự lựa chọn lối sống, thói quen sinh hoạt là tác nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Có thể kể đến các tác nhân làm tinh trùng ít và suy yếu như nóng nực vùng tinh hoàn thường xuyên, thừa cân, thuốc lá, rượu bia, tuổi tác hoặc giãn mạch của dây dẫn tinh dịch. Rất nhiều các trường hợp vô sinh do những nguyên nhân này có thể có tinh trùng khỏe mạnh trở lại nếu thay đổi các thói quen xấu trên.

2- Điều trị vô sinh nam

Hiện nay, y học hiện đại đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị vô sinh nam. Và chỉ những người hoàn toàn không có tinh trùng mới phải từ bỏ hy vọng làm cha. Việc điều trị vô sinh nam tùy theo nguyên nhân: Điều trị nội khoa dành cho các trường hợp tinh trùng yếu mà không rõ lý do.

Phẫu thuật được áp dụng ở bệnh nhân vô sinh nam có các bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh, tinh hoàn ẩn, tràn dịch tinh mạc, tắc ống dẫn tinh. Với những trường hợp khác, y học hiện đại cũng có thể giúp họ thụ tinh trong ống nghiệm hoặc cấy tinh trùng vào tế bào chất. Tuy nhiên, hiện các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại vẫn còn khá tốn kém. Vì vậy, điều trị theo đông y đang được nhiều người chọn lựa.

Trong đông y có nhiều vị thuốc quý giúp chống lại những bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng như Ba kích, Nhục thung dung, Tỏa dương, Bạch tật lê, Sâm cau… Trong đó ưu việt nhất là cây Sâm cau. Tại Việt Nam, thử nghiệm lâm sàng của TS Phan Quốc Kinh (viện trưởng viện thực phẩm chức năng Việt Nam) đã cho thấy có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống và đặc tính hình thái của tinh trùng sau một tháng điều trị với Sâm cau. Ở tháng thứ hai có sự tăng về số lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng, đồng thời số lượng tinh trùng non giảm. Sau ba tháng điều trị, tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới, 15 trong số 50 bệnh nhân điều trị đã có con.

cay-sam-cau

Hình ảnh minh họa

 

Sản phẩm tuệ linh