Viêm phế quản cấp tính - Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm phế quản cấp tính thường xảy ra ở những người hút thuốc lá, người sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, các triệu chứng thường là ho lâu kéo dài kèm theo đờm đặc. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về viêm phế quản cấp.

viem-phe-quan-cap

Viêm phế quản cấp tính thường xảy ra ở những người hút thuốc lá

Nguyên nhân dẫn đến bị viêm phế quản cấp tính

Phần lớn nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp là do virus. Các virus thường gặp gây viêm phế quản cấp như virus cúm, virus cúm gia cầm (H5N1), virus gây bệnh SARS... Những dấu hiệu như sưng, tiết dịch là hậu quả của việc chống lại sự nhiễm khuẩn của cơ thể. Do đó cơ thể cần có thời gian để làm lành các tổn thương ở phế quản và tiêu diệt virus.

Ngoài ra viêm phế quản có thể xảy ra với trường hợp người bệnh hít phải khí độc như SO2, Clo, amoniac, hơi độc do chiến tranh, khói cháy nhà... Theo các nghiên cứu gần đây của những nhà khoa học cho biết các bệnh về viêm phế quản gây ra bởi vi khuẩn ít hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Rất hiếm khi viêm phế quản gây ra từ nấm.

Triệu chứng

Viêm phế quản cấp có thể xuất hiện nhanh chóng, mạnh mẽ khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây hại với nồng độ cao như không khí ô nhiễm, khí amoniac, acid.... Đối với những người nghiện thuốc lá thì khả năng bị viêm phế quản cấp rất cao. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp có thể xuất hiện một cách từ từ, âm thầm trong trường hợp sau khi tiếp xúc với siêu vi (virus). Các biểu hiện khi tiếp xúc với siêu vi như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi,...

Phương pháp điều trị

Các bệnh nhân bị viêm phế quản cấp sau 5 - 10 ngày điều trị sẽ hết bệnh, đối với những bệnh nhân bị thêm cả ho khan thì sau khoảng 10 ngày sẽ khỏi hẳn. Nếu trong trường hợp sau 10 ngày mà tình trạng của bệnh không giảm đi như còn sốt, khạc đờm... thì bạn nên khám lại, làm xét nghiệm để thăm dò nguyên nhân và hướng điều trị cho người bệnh.

Nếu người bệnh của bạn thường xuyên hút thuốc lá thì bạn nên khuyên người đó ngừng hút thuốc hoặc ít nhất cũng nên giảm thiểu lượng thuốc hút trong thời gian điều trị viêm phế quản cấp.

Nên đi bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Ho, khạc đờm lao phổi, tràn dịch màng phổi,...
  • Ho, khó thở kéo dài hơn một tháng, đặc biệt xảy ra nhiều hơn khi vận động mạnh hoặc ngủ.
  • Ho, sốt cao liên tục hoặc ho ra máu.

Làm gì để tránh bị tái nhiễm viêm phế quản cấp ?

Không hút thuốc, giảm uống các loại chất kích thích như rượu, bia và tránh các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như khói, bụi tại gia đình cũng như ở cơ quan bạn đang làm. Ngoài ra thường xuyên rửa tay để loại bỏ virus dính trên tay trong sinh hoạt hàng ngày.

Hoàng Anh - Tuelinh.vn

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh