Viêm phế quản cấp cũng cần điều trị tránh biến chứng

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp khá phổ biến. Có 2 dạng viêm quản là viêm phế quản cấp và mãn tính. Viêm phế quản cấp có thể tự khỏi sau một vài ngày hoặc một tuần. Tuy nhiên, không phải như vậy mà chúng ta chủ quan vì nếu không được chẩn đoán chính xác, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Viêm phế quản cấp vẫn cần phải điều trị đúng cách

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp điều được điều trị hoàn toàn. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi mà không cần điều trị. Có khoảng trên 50% số trường hợp viêm phế quản cấp cần được điều trị kháng sinh phù hợp. Nói về nguyên nhân gây viêm phế quản, có thể do người bệnh bị virus tấn công, do vi khuẩn tấn công hoặc hít phải khí độc. (Xem chi tiết tại Nguyên nhân gây viêm phế quản ). Thường thì các trường hợp do virus có thể khỏi hoàn toàn mà không cần điều trị, Nhưng cũng có trường hợp ban đầu là viêm phế quản do virus, sau đó không được theo dõi, quản lý đúng cách dẫn tới bội nhiễm thêm vi khuẩn.  Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ, viêm phế quản cấp có thể dẫn tới viêm phổi, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi .... khi đó việc điều trị thường khó khăn hơn và tiên lượng bệnh cũng nặng nề hơn.

Điều trị viêm phế quản cấp như thế nào?

Viêm phế quản cấp được chỉ định dùng kháng sinh trong các trường hợp viêm phế quản nghi ngờ do vi khuẩn. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho tất cả những trường hợp viêm phế quản làm tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Để có được chế độ điều trị phù hợp, bạn cần đến khám bác sỹ, các điều trị thường được xác định dựa trên mức độ nặng của triệu chứng và định hướng căn nguyên gây bệnh. Có thể nghi ngờ viêm phế quản cấp do vi khuẩn căn cứ vào các triệu chứng như: người bệnh khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng. Bệnh đã diễn biến quá 10 ngày, hoặc khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao. Ngược lại nếu bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng: thường là viêm phế quản cấp do vi rút, những trường hợp này không cần dùng kháng sinh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định thêm thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể > 38.5 độ C. Không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày, do sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh (không phân biệt được hết sốt do bệnh tiến triển tốt hay do dùng thuốc). Người bệnh cần được bù nước và điện giải cho bệnh nhân, có thể uống oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối). Trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể được điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản theo chỉ định của bác sỹ.

Các biến chứng có thể gặp phải nếu viêm phế quản không được điều trị triệt để

Mặc dù viêm phế quản không phải là một mối lo lớn, tuy nhiên việc lặp đi lặp lại nhiều lần viêm phế quản có thể là biểu hiện của một số bệnh biến chứng như:

  • Viêm phế quản mãn tính.
  • Hen.
  • Các rối loạn phổi.

Cũng nên lưu ý rằng, đối với những người bị viêm phế quản mãn tính và tiếp tục hút thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi tăng vượt ra ngoài bình thường mà người hút thuốc có nguy cơ phải đối mặt.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh