Thực đơn chữa trị bệnh tiểu đường

Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn uống theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu.

Mướp đắng (khổ qua)tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo. Để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi xin giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng tham gia chữa bệnh đái tháo đường.

- Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đem vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hòa với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng các bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường loại II, tiêu chảy mạn tính, khát nước miệng họng khô.

- Cháo địa cốt bì: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

- Giá đỗ xào: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

- Cháo rau cần tây: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50-100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường.

- Cơm kê: Kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi. Dành cho các bệnh nhân đái tháo đường.

- Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường có tỳ vị hư nhược.

- Sữa mạch môn ô mai: Mạch môn 20g, ô mai 12g, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, thêm sữa bò 30ml, khuấy lắc đều uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khô miệng khó nuốt, nuốt đau, khát nước.

- Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90-150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường uống nhiều nước (theo kinh nghiệm dân gian).

- Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ, hoặc bột mì, ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; bệnh đái tháo đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.

-Nước bột đậu xanh: Đậu xanh 200g, cho thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước cho uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường (Thánh tế tồng lục).

- Nước sắc mướp đắng (khổ qua): Khổ qua 1-2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

- Mướp đắng (khổ qua) xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, dùng dầu lạc xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Cháo thục địa nhục quế: Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, di niệu, u xơ tiền liệt tuyến.

- Biển đậu mộc nhĩ tán: Mộc nhĩ 60g, biển đậu 60g tán bột. Mộc nhĩ, biển đậu sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần uống 9g, ngày 2-3 lần. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo, cho ăn thường ngày. Dùng cho các bệnh nhân đái tháo đường khát nhiều, uống nhiều.

- Đậu đen, thiên hoa phấn: hai vị bằng nhau, tán nhỏ mịn, làm viên hoàn. Khi uống dùng nước sắc đậu đen làm thang. Trị tiêu khát do thận hư (khát nhiều, uống nhiều, đái dầm dề, nước tiểu vàng đỏ, đục như cao như mỡ, mặt đen, tai sém, người dần dần gầy khô).

Minh Thúy.CHITI

Theo SKĐS

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh