Thông tin bổ ích cho thai phụ bị tiểu rắt

Trong ba tháng đầu khi mang thai về hình thức cơ thể thai phụ dường như không thay đổi nhiều, song đây cũng là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Thường thì ở tam cá nguyệt thứ ba, khi tử cung mở rộng làm tăng thêm áp lực lên bàng quang, bàng quang yếu làm thai phụ phải đối phó với nhiều nguy cơ về đường tiểu tiện như hiện tượng tiểu buốt , tiểu rắt, hay tiểu nhiều hơn bình thường.

Hiện tượng tiểu rắt (đái rắt) nhất là vào ban đêm là điều thường gặp của các chị em mới có thai trong vòng 3 tháng đầu của thai nghén. Thực sự đây không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng sinh lý của người mới có thai những tháng đầu.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiểu rắt khi mang thai

Bàng quang, nơi tích chứa nước tiểu từ thận đổ xuống có vị trí sát ngay phía trước tử cung, cả hai cơ quan này đều nằm trong lòng xương chậu, ngay phía sau xương mu. Khi có thai, tử cung to dần lên, đè trực tiếp vào phía sau bàng quang gây những kích thích làm cho người có thai luôn có cảm giác mót đi tiểu và tạo nên tình trạng đái rắt như bạn đã thấy.

Thường sau ba tháng trở ra, do tử cung to lên, phát triển vượt ra khỏi lòng xương chậu không trực tiếp đè vào bàng quang nữa nên tình trạng đái rắt sẽ hết. Tuy thế, khi thai nghén đến tháng cuối, vào những ngày sắp sinh, do đầu thai nhi tụt thấp xuống đè vào bàng quang và lúc đó tình trạng đái rắt lại có thể xuất hiện.

Thai phụ cần làm gì?

  • Để giảm tiểu rắt khi mang thai, bạn nên tránh những đồ uống như trà, cafe, đồ uống có cồn vì chúng giữ nước trong thận, khiến thận phải làm việc vất vả, gây tiểu rắt.
  • Khi đi tiểu, nên dướn người về phía trước để nước tiểu được thoát hết từ bàng quang.
  • Không bao giờ được nhịn uống vì sợ đi tiểu nhiều. Đồ uống, nhất là nước lọc đóng vai trò quan trọng cho sức khoẻ của mẹ và giữ cho mực nước ối ổn định, đảm bảo bào thai phát triển tốt.
  • Nên phân chia đồ uống đều trong suốt cả ngày nhưng giảm vào một vài tiếng trước lúc đi ngủ.

Bài tập Kengen - Tăng cường cơ bắp sàn khung chậu

Bắt đầu bài tập Kengen, bạn hãy co bóp cơ âm đạo của bạn, giữ trong 10 giây, sau đó nghỉ ngơi trong 10 giây tiếp theo trước khi bắt đầu lần tập kế tiếp. Mỗi tuần, tăng số lần lặp lại động tác này thêm 5 giây, cho đến khi bạn đạt đến 25 - 30 giây cho mỗi cơn co. Tiếp tục làm bài tập này trong suốt thai kỳ của bạn.

Để chắc chắn rằng bạn đang làm chúng một cách chính xác, hãy cố gắng giữ lại “dòng chảy” trong khi đi tiểu. Nếu bạn có thể thực hiện điều đó, nghĩa là bạn đã thực hiện bài tập Kegel thích hợp. Nhưng lưu ý là bạn đừng làm điều này nhiều hơn một lần trong khi đi vệ sinh vì nó có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu.

Chế độ ăn uống cho thai phụ bị tiểu rắt

Lời khuyên cho các thai phụ trong giai đoạn này là bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, và các thực phẩm giàu chất xơ khác, uống 8 ly nước hàng ngày và duy trì trong thời gian dài. Bạn cũng có thể hỏi bác sỹ chuyên khoa về thuốc làm mềm phân nếu như giải pháp ăn uống không cải thiện nhiều cho bạn.

"Đào tạo" bàng quang

Đối với vấn đề tiểu không kiểm soát, đi tiểu thường xuyên thì bạn nên chủ động vào nhà vệ sinh để giải quyết nhu cầu trước khi cơ thể “đòi hỏi”. Sau đó một tuần hoặc lâu hơn, dần dần kéo dài thời gian giữa những lần ghé thăm nhà vệ sinh. Cứ thế cho đến khi bạn đi tiểu ba giờ một lần (hoặc đến khi bạn đạt được mục tiêu mà mình hay bác sỹ của mình thiết lập).

Dấu hiệu tiểu rắt là nghiêm trọng

Nếu thai phụ cảm thấy bị đau, nóng rát khi đi tiểu thì cần gặp bác sỹ ngay. Bởi đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tiểu - một loại nhiễm trùng phổ biến do vi khuẩn ở phụ nữ mang thai mà nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng thận hoặc sinh non hoặc là cả hai.

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh