Tenormine

Tenormine

Ténormine

Hoạt chất:

  • Atenolol

Chỉ định:

  • Tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính ổn định, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 12 giờ đầu) và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất.

Liều dùng:

  • Tăng huyết áp: 100mg hàng ngày, uống vào buổi sáng.
  • Ðau thắt ngực: Liều bình thường là 100 - 200 mg/ngày.

Tác dụng phụ:

  • Tác dụng không mong muốn liên quan đến tác dụng dược lý và vào liều dùng của thuốc.Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là mệt mỏi bao gồm yếu cơ, chiếm khoảng 0,5 - 5% số người bệnh dùng thuốc, lạnh và ớn lạnh các đầu chi. Có thể tiêu chảy, buồn nôn; rối loạn giấc ngủ, giảm tình dục. Hiếm gặp chóng mặt, nhức đầu; giảm tiểu cầu; trầm trọng thêm bệnh suy tim, blốc nhĩ - thất, hạ huyết áp tư thế, ngất; ác mộng, ảo giác, trầm cảm, bệnh tâm thần; rụng tóc, phát ban da, phản ứng giống như vảy nến và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến, ban xuất huyết; khô mắt, rối loạn thị giác.
  • Chống chỉ định:
  • Sốc tim, suy tim không bù trừ, blốc nhĩ - thất độ II và độ III, chậm nhịp tim có biểu hiện lâm sàng.
  • Không được dùng kết hợp với verapamil.

Thận trọng :

  • Dùng rất thận trọng trong các trường hợp sau:
  • Người bị hen phế quản và người có bệnh phổi tắc nghẽn khác.
  • Dùng đồng thời với thuốc gây mê theo đường hô hấp.
  • Ðiều trị kết hợp với digitalis hoặc với các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng (tác dụng hiệp đồng trên cơ tim).
  • Người bị chứng tập tễnh cách hồi.
  • Suy thận nặng.

Tương tác thuốc:

  • Nên thận trọng khi dùng atenolol đồng thời với các thuốc sau:
  • Nguy hiểm khi kết hợp với verapamil, vì có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, blốc tim và tăng áp lực tâm thất ở cuối tâm trương.
  • Với diltiazem, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng, đặc biệt ở những người đã bị suy tâm thất hoặc dẫn truyền không bình thường từ trước.
  • Với nifedipin, mặc dù có sự dung nạp tốt khi dùng đồng thời với atenolol nhưng đôi khi có thể làm tăng suy tim, hạ huyết áp nặng hoặc hội chứng đau thắt ngực xấu đi.
  • Với các thuốc làm giảm catecholamin, có thể xảy ra hạ huyết áp, và/hoặc làm chậm nhịp tim nặng, do đó có thể gây chóng mặt, ngất hoặc hạ huyết áp tư thế.
  • Với prazosin, có thể xảy ra hạ huyết áp cấp ở tư thế đứng khi bắt đầu điều trị.
  • Với clonidin: Nếu thuốc chẹn beta được dùng đồng thời với clonidin, khi ngừng dùng clonidin có thể làm tăng huyết áp trầm trọng thêm trở lại. Trong trường hợp đó, phải ngừng thuốc chẹn beta vài ngày trước khi ngừng từ từ clonidin. Nếu thay thế clonidin bằng thuốc chẹn beta, thì vài ngày sau khi ngừng hẳn clonidin mới bắt đầu dùng thuốc chẹn beta.
  • Với quinidin và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1, có thể xảy ra tác dụng hiệp đồng đối với cơ tim.
  • Với ergotamin, có thể làm tăng co thắt mạch ngoại biên và ức chế cơ tim.
  • Với thuốc gây mê đường hô hấp như cloroform, có thể gây ức chế cơ tim và cường phế vị.
  • Với insulin hoặc các thuốc uống chữa đái tháo đường, atenolol có thể che lấp chứng nhịp tim nhanh do hạ đường huyết.
  • Cần thận trọng khi tiêm tĩnh mạch atenolol, đồng thời hoặc trong khoảng một thời gian ngắn cùng với thuốc cũng có tác dụng ức chế co cơ tim. Trong một số ít trường hợp, việc sử dụng thuốc chẹn beta tiêm tĩnh mạch đồng thời với verapamil tiêm tĩnh mạch có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng đặc biệt ở những người có bệnh cơ tim nặng, suy tim sung huyết hoặc mới bị nhồi máu cơ tim.
Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh