Sectral 200

Sectral 200

Sectral 200

Hoạt chất: Acebutolol HCl

Chỉ định:

  • Điều trị cao huyết áp.
  • Dự phòng cơn đau thắt ngực do gắng sức.
  • Điều trị rối loạn nhịp: trên tâm thất (nhịp tim nhanh, cuồng động và rung nhĩ, nhịp tim nhanh bộ nối) hoặc tâm thất (ngoại tâm thu thất, nhịp tim nhanh thất).
  • Điều trị dài hạn sau nhồi máu cơ tim.

Liều dùng:

  • Tăng huyết áp: 400 mg/ngày, dùng 1-2 lần.
  • Dự phòng cơn đau thắt ngực & loạn nhịp nhanh: 400-800 mg/ngày.
  • Điều trị dài hạn sau nhồi máu cơ tim: 200 mg/lần x 2 lần/ngày.

Cách dùng:

  • Có thể uống lúc no hoặc đói.

Tác dụng phụ: Suy nhược, cảm giác lạnh đầu chi, chậm nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, bất lực, mất ngủ, có ác mộng. Chống chỉ định:

  • Hen suyễn và các bệnh phế quản-phổi mãn tính tắc nghẽn.
  • Suy tim không kiểm soát.
  • Sốc tim.
  • Block nhĩ-thất bậc hai và bậc ba không được đặt máy tạo nhịp.
  • Đau thắt ngực Prinzmetal.
  • Bệnh ở xoang tim (kể cả block xoang-nhĩ).
  • Nhịp tim chậm (< 40-50 lần/phút).
  • Hiện tượng Raynaud và các rối loạn động mạch ngoại biên.
  • U tủy thượng thận không được điều trị.
  • Hạ huyết áp.
  • Quá mẫn cảm với acébutolol.
  • Tiền sử có phản ứng phản vệ.

Thận trọng:

  • Không được ngưng thuốc đột ngột khi điều trị bằng thuốc chẹn bêta cho bệnh nhân đau thắt ngực: ngưng thuốc đột ngột có thể gây rối loạn nhịp nặng, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
  • Người già: cần nghiêm chỉnh chấp hành những điểm đã ghi trong mục Chống chỉ định. Cần bắt đầu điều trị với liều thấp và theo dõi sát.
  • Suy thận : điều chỉnh liều theo tình trạng của chức năng thận, kiểm tra nhịp tim, giảm liều nếu nhịp tim chậm quá mức (< 50-55 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi).
  • Bệnh nhân đái tháo đường : cảnh giác bệnh nhân về việc tăng cường tự theo dõi đường huyết thời gian đầu điều trị. Các dấu hiệu cho thấy hạ đường huyết có thể bị che lấp, đặc biệt là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và toát mồ hôi.
  • Bệnh vẩy nến: bệnh có thể bị trầm trọng lên khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chẹn bêta, do đó việc chỉ định dùng thuốc này cần phải được cân nhắc.

Tương tác thuốc:

Chống chỉ định phối hợp :

  • Floctafénine : trường hợp bị sốc hoặc tụt huyết áp do floctafénine, thuốc chẹn bêta làm giảm các phản ứng bù trừ tim mạch.
  • Sultopride : rối loạn tính tự động (nhịp tim chậm quá mức) do phối hợp tác dụng làm chậm nhịp tim.

Khuyên không nên phối hợp :

  • Amiodarone : rối loạn co bóp, tính tự động và dẫn truyền (hủy cơ chế bù trừ giao cảm).

Cần thận trọng khi phối hợp :

  • Thuốc gây mê bay hơi dẫn xuất halogène : thuốc chẹn bêta làm giảm phản ứng bù trừ tim mạch (ức chế bêta adrénergic có thể tăng trong thời gian phẫu thuật có dùng các thuốc kích thích bêta).
  • Thuốc đối kháng calcium (bébridil, diltiazem và vérapamil) : rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất và trụy tim (hiệp đồng các tác động).
  • Thuốc chống loạn nhịp (propafénone và nhóm I a : quinidine, hydroquinine, dysopyramide) : rối loạn co bóp, tính tự động và dẫn truyền (hủy cơ chế bù trừ giao cảm). Tăng cường theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.
  • Baclofène : tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh liều của thuốc hạ huyết áp nếu thấy cần thiết.
  • Insuline, sulfamide hạ đường huyết : tất cả các thuốc chẹn bêta có thể che lấp một vài triệu chứng hạ đường huyết như đánh trống ngực và nhịp tim nhanh. Báo trước cho bệnh nhân điều này và khuyên bệnh nhân nên tăng cường tự theo dõi đường huyết.
  • Lidocaine (propranolol, métoprolol, nadolol) : tăng nồng độ lidocaine trong huyết tương và có thể làm tăng các tác dụng ngoại ý trên thần kinh và tim mạch (do giảm chuyển hóa lidocaine ở gan).

 

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh