Salazopyrine

Salazopyrine

Salazopyrine

Hoạt chất: Sulfasalazine

Chỉ định:

  • Viêm loét đại tràng.
  • Bệnh Crohn thể hoạt động.
  • Viêm khớp dạng thấp ở người bệnh không đáp ứng với các thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid.

Liều dùng: Viêm loét đại tràng:

  • Người lớn: Bắt đầu: 0,5 - 1 g; 3 - 4 lần/ngày. Có thể giảm tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, khi bắt đầu với liều thấp 1 - 2 g/ngày, chia làm 3 - 4 lần hoặc dùng viên bao tan trong ruột 0,5 - 1 g/ngày. Ðiều trị duy trì: 1 - 2 g/ngày, chia làm 3 - 4 lần.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Bắt đầu 40 - 60 mg/kg, chia 3 - 4 lần. Liều duy trì 20 - 30 mg/kg, chia làm 4 lần.

Bệnh Crohn:

  • 1 - 2 g, chia 3 - 4 lần.
  • Viêm khớp dạng thấp:
  • Bắt đầu dùng 500 mg/ngày trong một tuần, sau đó tăng lên 500 mg mỗi tuần, đến liều tối đa 3 g/ngày.

Cách dùng:

  • Nên uống thuốc sau bữa ăn hoặc cùng thức ăn. Uống thuốc với một cốc nước đầy và uống thêm nhiều nước trong ngày.

Tác dụng phụ: Thường gặp:

  • Toàn thân: Ðau đầu, sốt, chán ăn.
  • Máu: Giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu, chứng đại hồng cầu.
  • Tiêu hóa: Ðau bụng, buồn nôn, đau thượng vị.
  • Da: Ngoại ban, nổi mày đay, ngứa, ban đỏ.
  • Gan: Tăng nhất thời transaminase.
  • Phản ứng khác: Giảm tinh trùng có hồi phục.

Ít gặp:

  • Toàn thân: Mệt mỏi.
  • Máu: Mất bạch cầu hạt.
  • Tâm thần: Trầm cảm.
  • Tai: Ù tai.

Hiếm gặp:

  • Miễn dịch: Bệnh huyết thanh, phù mạch.
  • Máu: Giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu nguyên đại hồng cầu.
  • Tiêu hóa: Viêm tụy.
  • Da: Luput ban đỏ toàn thân, hoại tử biểu bì (hội chứng Lyell), hội chứng Stevens - Johnson, viêm da tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng.
  • Gan: Viêm gan
  • Hô hấp: Viêm phế nang xơ hóa, suy hô hấp, ho.
  • Cơ xương: Ðau khớp.
  • Thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại vi, viêm màng não vô khuẩn.
  • Tiết niệu: Hội chứng thận hư, protein niệu, hồng cầu niệu, tinh thể niệu.
  • Phản ứng khác: Nhận thức về mùi, vị bị thay đổi.

Chống chỉ định:

  • Trường hợp quá mẫn với sulfasalazin, sulfonamid hoặc salicylat.
  • Loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Suy gan hoặc thận; tắc ruột hoặc tắc tiết niệu; trẻ em dưới 2 tuổi (vì thuốc có thể gây bệnh vàng da nhân).

Thận trọng:

  • Người bệnh có tiền sử loạn tạo máu như mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 phosphat dehydrogenase.
  • Người bệnh dị ứng nặng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc khác: Thuốc chống đông cumarin hoặc dẫn chất indandion, các thuốc gây tan máu, các thuốc độc với gan và methotrexat.
  • Phải kiểm tra công thức hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, chức năng gan, thận khi bắt đầu điều trị, mỗi tháng kiểm tra một lần trong 3 tháng đầu điều trị.
  • Sulfasalazin không có tác dụng giảm đau, vì vậy điều trị với các thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau, không được giảm thuốc hoặc ngừng đột ngột cho đến khi đạt đáp ứng lâm sàng. Cần điều trị duy trì trong vài năm. Không nên dùng thuốc cho trẻ em bị viêm khớp dạng thấp.

Tương tác thuốc:

  • Khả dụng sinh học của digoxin bị giảm khi dùng đồng thời với sulfasalazin. Sulfasalazin ức chế sự hấp thu, ngăn cản chuyển hóa của acid folic nên có thể dẫn đến giảm nồng độ acid folic trong huyết thanh. Khi điều trị với sulfasalazin, cần bổ sung acid folic.
  • Các thuốc chống đông, các thuốc chống co giật hoặc các thuốc uống chống đái tháo đường có thể bị đẩy ra khỏi vị trí gắn protein và/hoặc chuyển hóa của các thuốc này có thể bị ức chế bởi các sulfonamid dẫn đến tăng hoặc kéo dài tác dụng hoặc độc tính. Cần phải điều chỉnh liều trong và sau khi điều trị bằng sulfasalazin.
  • Dùng đồng thời với các thuốc gây tan máu có thể làm tăng khả năng gây độc của thuốc.
  • Hiệu lực của methotrexat, phenylbutazon, sulfinpyrazon có thể tăng lên khi dùng đồng thời với sulfonamid vì thuốc có thể bị đẩy ra khỏi vị trí liên kết với protein.

 

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh