Phòng và điều trị tiểu đường ở thai kỳ

Nếu mẹ vốn bị tiểu đường từ trước khi mang bầu, cần phải được bác sỹ nội tiết theo dõi trong suốt quá trình thai nghén và cả sau khi sinh. Còn nếu người mẹ chỉ bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì đường huyết sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con. Một phụ nữ bị tiểu đường trong lần mang thai trước không có nghĩa là chị ấy cũng bị như vậy trong những lần sau. Mặc dù nguy cơ rõ rang là cao hơn người bình thường. Để giảm nguy cơ này, nên duy trì một chế độ ăn uống và vận động hợp lý ngay cả khi đã trở về mức đường huyết lý tưởng.

Hình ảnh minh họa.

Người bị tiểu đường thai kỳ cần ăn uống theo hướng dẫn của bác sỹ đề không làm đường huyết tăng cao, nhưng vẫn phải tính toán để cung cấp đủ năng lượng cho bào thai.

Cách điều trị tiểu đường:

Thai phụ tiểu đường sẽ được điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi và hoạt động của mẹ, tránh được biến chứng toan hóa do thiếu dinh dưỡng vừa tránh được đường huyết lên quá cao. Nên ăn nhiều bữa, thường là 6 bữa/ ngày. Trường hợp không thể không chế đường huyết bằng chế độ ăn, người bệnh sẽ được điều trị bằng tiêm insulin.

Song song với việc điều trị ổn định đường huyết, tình trạng phát triển của thai nhi cần được theo dõi sát sao qua siêu  âm định kỳ hay các thử nghiệm đáng giá sức khỏe thai, đặc biệt trong những tuần lễ cuối.

Trong vòng 20 năm sau khi sinh, hơn 50% thai phụ tiểu đường thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự. Do đó, sau khi sinh, người bệnh cần tái khám để phát hiện và điều trị tình trạng tiểu đường còn tồn tại

Xem tiếp: Cách chữa tiểu đường bằng thuốc

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh