Phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết mọi người trên toàn thế giới đều nghe tới bệnh tiêu đường. Hai dạng phổ biến được biết đến đó là tiêu đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, số ít người không biết rằng có một loại bệnh tiểu đường thứ 3, phát triển trong thời kỳ mang thai - được gọi là tiểu đường thai kỳ .

Cách tốt nhất để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ là giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tránh nguy cơ tăng đường huyết trong giai đoạn mang thai. Bước đầu tiên để ngăn chặn tiểu đường thai kỳ là để tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tình trạng béo phì, có tiền sử bị bệnh ở lần mang thai trước, có người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường…

tieu-duong-thai-ky tieu-duong

Ngoài các yếu tố nguy cơ này, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những phụ nữ hàm lượng mỡ động vật cao trong chế độ ăn trước khi mang thai có khả năng phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ gấp hai lần so với những người ăn ít mỡ động vật hơn. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn một chế độ ăn giàu cholesterol trước khi mang thai làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ lên tới 45%.

Nếu thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu sớm trong thời kỳ mang thai, và sau đó kiểm tra lại khoảng tuần thứ 24. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ  ở mức trung bình, thấp hơn sẽ được kiểm tra từ tuần 24 và 28 của thai kỳ.

Khi lượng đường trong máu cao, phụ nữ mang thai có thể gặp một số vẫn đề sức khỏe nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Một người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu vẫn cao, có cơ hội gia tăng tiền sản giật (huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng tấy) hoặc sinh non (em bé sinh ra trước 37 tuần)

Một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường từ trước (bao gồm loại 1 và loại 2), lượng đường trong máu vẫn ở mức cao có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe nhất định, bao gồm: Cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh thận, tổn thương thần kinh, bệnh tim, mù…Nghiêm trọng hơn, một người phụ nữ đang mắc tiểu đường và có lượng đường trong máu cao, khi mang thai có thể có nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu…

Bên cạnh bà mẹ mang thai gặp nguy hiểm, trẻ sơ sinh của một phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu cao có những nguy cơ như dị tật bẩm sinh, đặc biệt là não, tim và cột sống, tăng trọng lượng sơ sinh, tổn thương thần kinh vai trong khi sinh, hạ đường huyết sau khi sinh, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, và / hoặc bệnh tiểu đường sau này trong cuộc sống

Phòng, chống tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, cần kiểm tra thường xuyên nếu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc dù không có dấu hiệu hay những nguy cơ kể trên, việc có kế hoạch phòng ngừa là bước cần thiết đê bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ hợp lý và hiệu quả.

Giữ thói quen vận động. Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh tiểu đường thai. vận động trong 30 phút ở mức vừa phải hầu hết các ngày trong tuần. Hãy đi bộ nhanh mỗi ngày, đi xe đạp, bơi vòng….

Bottom of Form Ăn các thực phẩm lành mạnh Chọn thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Phấn đấu cho sự đa dạng để giúp bạn đạt được mục tiêu của bạn mà không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc dinh dưỡng.

thai-ky

Giảm cân dư thừa trước khi mang thai Không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều thêm để hỗ trợ sự phát triển của em bé. Nhưng có thể giảm cân hợp lý trước thời kỳ mang thai để có sức khỏe tốt cho thai kỳ. Tập trung vào việc thay đổi thói quen ăn uống. Động viên bản thân bằng cách ghi nhớ những lợi ích lâu dài của việc giảm cân…

Theo dõi lượng đường trong máu của bạn thường xuyên. Mang thai ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Cần phải kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên hơn so với khi không mang thai. Nói chuyện với bác sĩ về mức độ thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu hợp lý.

Kiểm soát và điều trị hạ đường huyết một cách nhanh chóng. Việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể dẫn tới một số trường hợp hạ đường huyết. Hãy chuẩn bị sẵn kẹo ngọt hoặc một sản phẩm có đường để ứng phó kịp thời với những trường hợp bất ngờ. Sau đó, cần gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng đường huyết và lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp

Thu Cúc

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh