Palitenox

Hoạt chất: Tenoxicam

Chỉ định:

  • Giảm đau và chống viêm trong viêm khớp dạng thấp và thoái hóa xương khớp.
  • Ðiều trị ngắn ngày trong bệnh gút và rối loạn cơ xương cấp như căng cơ quá mức, bong gân và các vết thương phần mềm khác, đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật.

Liều dùng:

  • Các CĐ trên (trừ Gout cấp): 1 viên x 1 lần/ngày, không nên quá 1 viên/ngày, thường cải thiện sau 2 tuần điều trị. Gout cấp: 2 viên x 1 lần/ngày x 2 ngày; sau đó 1 viên x 1 lần/ngày x 5 ngày.

Cách dùng:

  • Uống thuốc lúc no với một cốc nước đầy 150 ml. Tránh các đồ uống có rượu.

Tác dụng phụ:

  • Thuốc dung nạp tốt. Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (8%) có thể đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu. Ít gặp nôn, táo bón dai dẳng, ỉa chảy, viêm miệng, chảy máu đường tiêu hóa, loét tá tràng và dạ dày, viêm dạ dày, đại tiện máu đen. Trên da: ngoại ban, mày đay, ngứa. Toàn thân mệt mỏi, phù, chán ăn, khô miệng. Trên thần kinh có thể gặp nhức đầu, chóng mặt. Đôi khi: phát ban, mề đay, phù.
  • Ngoài ra còn có thể gặp các tác dụng phụ khác như phản ứng quá mẫn (hen, phản vệ, phù mạch; thiếu máu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, chảy máu do ức chế ngưng kết tiểu cầu; tăng huyết áp; nhìn mờ; nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì do độc (hội chứng Lyell); khó tiểu tiện.

Chống chỉ định:

  • Viêm loét tiêu hóa tiến triển hoặc tiền sử có viêm loét tiêu hóa, chảy máu đường tiêu hóa (đại tiện ra máu, nôn ra máu).
  • Hen, trường hợp dễ có nguy cơ chảy máu như xơ gan, suy tim, suy thận (độ thanh thải creatinin < 30 ml/ phút).
  • Quá mẫn với tenoxicam.
  • Người bệnh dễ bị phản ứng quá mẫn (hen, viêm mũi, phù mạch hoặc nổi mày đay) với các thuốc chống viêm không steroid khác.

Thận trọng :

  • Cần theo dõi cẩn thận người bệnh dùng tenoxicam mà có triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa.
  • Cần theo dõi cẩn thận chức năng tim, gan, thận ở người bệnh trước đây đã bị bệnh thận (kể cả người đái tháo đường có giảm chức năng thận), hội chứng thận hư, mất dịch, bệnh gan, suy tim sung huyết và khi những người bệnh ấy đang điều trị đồng thời với các thuốc lợi tiểu hoặc thuốc có khả năng độc với thận.
  • Với các người bệnh cao tuổi cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các tương tác khi điều trị đồng thời với thuốc khác và theo dõi chức năng thận, gan và tim mạch vì có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi các thuốc chống viêm không steroid. Nguy cơ tăng kali huyết có thể tăng lên ở người cao tuổi.
  • Thận trọng với người bệnh có phẫu thuật lớn (như thay khớp) vì tenoxicam làm giảm ngưng kết tiểu cầu, do vậy có thể kéo dài thời gian chảy máu.
  • Không khuyến cáo dùng cho người < 18 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc:

  • Các thuốc kháng acid có thể làm giảm tốc độ hấp thu nhưng không ảnh hưởng tới mức độ hấp thu của tenoxicam.
  • Các salicylat có thể đẩy tenoxicam khỏi liên kết với protein, do làm tăng độ thanh thải và thể tích phân bố của tenoxicam. Cần tránh điều trị đồng thời với các salicylat, aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác hoặc glucocorticosteroid vì tăng nguy cơ các phản ứng phụ (đặc biệt ở đường tiêu hóa).
  • Ðã có thông báo các thuốc chống viêm không steroid gây giữ lithi, nếu dùng tenoxicam cho người bệnh đang dùng liệu pháp lithi, cần phải tăng cường theo dõi nồng độ lithi và báo cho người bệnh biết cần duy trì lượng nước đưa vào cơ thể và các triệu chứng ngộ độc để phát hiện kịp thời ngộ độc lithi.
  • Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây giữ nước, natri, kali và có thể ảnh hưởng tới tác dụng bài xuất natri của các thuốc lợi tiểu nên cần điều chỉnh liều. Cần lưu ý các tính chất này khi điều trị cho người bệnh giảm chức năng tim hoặc tăng huyết áp do có thể làm bệnh nặng thêm.
  • Cholestyramin dùng phối hợp với tenoxicam tiêm tĩnh mạch làm giảm nửa đời của tenoxicam và tăng thanh thải tenoxicam.
Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh