Mẹ bị tiểu đường có thể sinh con?

Khi mắc bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi còn trẻ và còn trong độ tuổi sinh sản và chưa có con hoặc chỉ có một con thì một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: bệnh đái tháo đường có thể di truỳen, nếu có con liệu bệnh có thể truyền đến thế hệ sau? Có con trước khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường thì những người con đó có bị di truyền bệnh không?

benh-tieu-duong-o-phu-nu-co-thai

Những người mắc đái tháo đường vẫn có thể sinh con.

Phần lớn những người mắc bệnh đái thóa đường đều có thể có con. Bệnh đái tháo đường là bệnh do nhiều căn nguyên khác nhau đóng góp, trong đó có cả những yếu tố di truyền và yếu tố không di truyền. Để có thể tư vấn tốt hơn thì có thể xét đến các yếu tố như: niềm mong muốn của gia đình, lịch sử bệnh tật của gia đình, đặc điểm hiện tại, các chỉ số sinh học…

Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh đái tháo đường type 2 khả năng mắc bệnh của con là 15%. Nhưng nếu cả bố và mẹ đều bị mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi đó khả năng có con sẽ mắc bệnh giống bố mẹ tăng lên tới 75% - hay nói một cách khác ¾ số con của các cặp vợ chồng mắc bệnh đái tháo đường type 2 sẽ tiến triển tới bệnh đái tháo đường. Nếu bản thân bị mắc bệnh đái tháo đường, khi làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho thế hệ trước, người ta ước đoán bố/ mẹ người đó sẽ có khả năng mắc bệnh tới 40%.

Khi ta sinh ra, những gen gây bệnh đái tháo đường đã có sẵ trong tinh trùng của người đàn ông và trứng của người phụ nữ, những gen bệnh này có thể di truyền đến thế hệ sau, dù rằng lúc đẻ con, người đó chưa hề mắc bệnh đái tháo đường. Và một điều quan trọng cần nhớ rằng: dù có gen bệnh trong người, nhưng những người này có thể làm giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường chỉ bằng cách có lối sống tốt.

Nếu bệnh nhân đái tháo đường type 2 có anh chị em sinh đôi không cùng trứng, khả năng mắc bệnh của người đó sẽ là 10%. Nhưng nếu là sinh đôi cùng trứng, khả năng mắc bệnh sẽ lên đến 90%.

Với một số người mắc đái tháo đường type 2 ở tuổi rất trẻ (thời niên thiếu hoặc vị thành niên) – đây là loại bệnh di truyền trội – khả năng mắc bện của con hoặc anh/ chị em của bệnh nhân này sẽ vào khoảng 50%.

Một người trẻ có thể đánh giá khả năng mắc đái tháo đường type 1 là 8 – 9% nếu bố mắc đái tháo đường type 1; là 2 – 3 % nếu mẹ mắc đái tháo đường type 1; và sẽ là 30% nếu cả bố và mẹ đều mắc đái tháo đường type 1. Như  vậy, nếu mẹ bị mắc đái tháo đường type 1, khả năng di truyền sang con khá thấp.

Một cách khái quát, anh chị em của người mắc đái tháo đường type 1 sẽ có khả năng mắc đái tháo đường type 1 là 10%. Khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên rất cao (90%) nếu người anh chị e ssó có cùng nhóm kháng nguyên bạch cầu (HLA) và có hiệu giá kháng thể liên quan đến bệnh đái tháo đường cao. Nhưng  khả năng mắc bệnh sẽ chỉ còn 1% nếu không cùng nhóm kháng nguyên bạch cầu và không có kháng thể liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Với những cặp sinh đôi cùng trứng, khả năng mắc bệnh khoảng 40%. Nhưng nếu sinh đôi không cùng trứng, khả năng mắc bệnh còn 15% ở người mắc đái tháo đường type 1.

Dù rằng phần lớn bệnh nhân mắc đái tháo đường đều có thể có con nhưng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

1. Phụ nữ mắc đái tháo đường đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng bị dị tật thai có thể lên tới 22%. Do vậy, ổn đinh đường máu tốt những tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu là rất quan trọng để có thai được an toàn (khả năng bị dị tật thai chỉ tương đương như  người không mắc đái tháo đường là 1%). Hãy trao đổi với bác sỹ về kế hoạch có con để nhận được chăm sóc một các tốt nhất.

2. Bố hoặc mẹ mắc đái tháo đường đang ở vào giai đoạn biến chứng nặng, khả năng sống thêm không còn nhiều (suy thận giai đoạn cuối) nên khó có khả năng chăm sóc nuôi dạy trẻ, lúc này là câu chuyện thuộc về chính bản thân người bệnh hơn là đứa trẻ sẽ được sinh ra.

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh