Lưu ý về phòng ngừa tai biến mạch máu não

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tai biến mạch máu não là do vữa xơ động mạch và tăng huyết áp. Đôi khi do các cục huyết khối từ nơi khác gây thuyên tắc động mạch não như huyết khối trong tâm nhĩ, tâm thất hay gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, bệnh van tim... Việc phòng ngừa bệnh phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của mỗi người.

Độ tuổi có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não ?

Người có nguy cơ TBMMN cao là người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì- thừa cân, lười vận động và bị stress nặng hay thường xuyên.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

- Thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng. Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá; có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. - Phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc: Tình trạng tăng đông có thể ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. Điều trị bằng aspirin có lợi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân bị nhồi máu não. Liều điều trị nên lựa chọn là liều có hiệu quả cao nhất với tác dụng phụ ít nhất. Các bệnh nhân có nguy cơ cao hay những người có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên) nên được điều trị bằng aspirin 75-100 mg/ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với aspirin, các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu khác như clopidogrel 75mg/ngày có thể được dùng thay thế ở các bệnh nhân có nguy cơ cao. - Điều trị rối loạn lipid máu: Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C bằng hoặc trên 1,0mmol/l (40mg/dl). Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích và giá thành, cũng như các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc liều cao. Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Liều thuốc được tăng dần đến khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu. - Kiểm soát trị số huyết áp: Tăng huyết áp rất hay gặp ở người có tuổi. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (đột quỵ, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên). Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Thay đổi lối sống và dùng thuốc được áp dụng cho các bệnh nhân có huyết áp trên 140/90mmHg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ. Lưu ý: Trong mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ là yếu tố làm gia tăng các ca TBMMN, vì vậy những bệnh nhân đã từng bị TBMMN và những người có nguy cơ phải đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng bệnh, tránh hoạt động quá sức và có chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi... phù hợp với sức khỏe.

Các sơ cứu nhanh khi gặp người tai biến mạch máu não

Đặt bệnh nhân nằm xuống nhẹ nhàng. Tránh tối đa việc xê dịch người bệnh để không làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết. Tìm ngay một cây kim khâu. Hơ đầu kim vào lửa để sát trùng. Lần lượt chích lễ 10 đầu ngón tay của người bệnh. Dùng bàn tay trái giữ lấy lóng cuối chỗ gần đầu ngón tay của người bệnh, dùng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải cầm kim chích nhanh vào chỗ cao nhất của đầu ngón tay. Rút kim ra và nặn nhẹ từ chỗ đã chích ra một hay hai giọt máu. Những đầu ngón tay là vị trí của Thập tuyên huyệt, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh rất nhạy cảm. Theo thuyết phản xạ thần kinh cũng như thuyết toàn đồ, đầu ngón tay tương ứng với phần đầu của cơ thể và đỉnh nhọn của ngón tay ứng với huyệt Bách hội ở đỉnh đầu. Ngoài ra, động tác chích lễ lại có tính “tả” và kích thích rất mạnh. Do đó, có thể nói chích lể các đầu ngón tay là biện pháp đặc hiệu để kích thích tĩnh thần và khu phong hoá ứ ở khu vực đầu cũng như nảo bộ. Động tác nầy vừa có thể ngăn chận hoặc phục hồi não từ tình trạng hôn mê lại vừa có thể loại bỏ tức thời yếu tố “phong”, nguyên nhân trực tiếp gây ra tai biến. Mặt khác, tác động vào các đầu ngón tay cũng là gián tiếp tác động vào huyệt Bách hội nên có ý nghĩa kích hoạt sự thăng giáng cúa các đường kinh dẫn đến thông kinh hoạt lạc, tiêu trệ hoá ứ, giúp giải quyết việc ứ huyết và điều hoà kinh khí toàn thân. Nếu miệng hoặc mắt người bệnh còn méo lệch sang một bên hãy dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2 bàn tay vuốt cùng lúc cả 2 vành tay của người bệnh. Vuốt từ trên xuống dưới. Vuốt nhẹ và vuốt liên tục nhiều lần cho đến khi 2 vành tay hồng đỏ lên.. Dùng bàn tay trái bóp nhẹ vào phần trên của vành tai người bệnh và chích vào chỗ cao nhất của vành tai (huyệt Nhĩ tiêm). Nặn ra một vài giọt máu.
Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh