Khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì?

Cuộc sống hiện đại, hệ tiêu hóa của chúng ta thường quá tải do chế độ sinh hoạt hàng ngày, lúc thì quá no, lúc thì quá đói. Thêm vào đó là các loại đồ ăn nhanh và một số đồ uống có sẵn cộng thêm với suy nghĩ chủ quan qua loa của một số người càng làm cho hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn. Các dạng rối loạn tiêu hóa chủ yếu gồm có đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng .... Khi bị rối loạn tiêu hóa, việc trước hết là cần "giảm tải" cho đường ruột bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Cụ thể như thế nào, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.

Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

1. "Giảm tải" cho đường ruột

Để giúp hệ tiêu hóa hồi phục và cân bằng trở lại, điều quan trọng nhất là thay đổi chế độ ăn. Ngoài việc đảm bảo tối đa vệ sinh thực phẩm để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại, chúng ta càn tránh các thực phẩm không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Một số thực phẩm điển hình dễ gây đầy hơi như tỏi, hành, đậu, bắp cải, húng quế, cần tây, chuối, mận, nho khô và sữa... Ngoài ra, những món có quá nhiều mõ cũng không tốt cho đường ruột lúc này.

roi-loan-tieu-hoa

Cần đặc biệt chú ý chế độ ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Cà phê, kẹo cao su, các loại nước ngọt có gá, hoa quả bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, một số đồ ăn chua, cay cũng được đánh giá là không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Người đang bị rối loạn tiêu hóa cần tuyệt đối tránh thuốc lá, đồ uống có cồn và nên kiềm chế bản thân trước những bữa ăn thịnh soạn. Tốt nhất hãy ăn vừa đủ, ăn chậm và nhai kỹ. Hãy đảm bảo ăn uống đúng giờ giấc, ăn lúc thức ăn còn nóng sốt, nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là khi bạn đang bị táo bón hành hạ. Ngoài chuyện ăn uống, việc vận động thể chất cũng cực kỳ có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa. Việc tập luyện thể dục giúp cân bằng các hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột. Dùng thuốc cũng là một giải pháp cho trường hợp này tuy nhiên, bạn không nên tự ý uống mà nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc người có chuyên môn để việc điều trị đạt hiệu quả. Cần hiểu rằng, trong một số trường hợp, thuốc chỉ đóng vai trò nhỏ, càng ít dùng thì càng hay.

2. Thăm khám bác sỹ khi cần thiết

Tuy là một triệu chứng thường gặp và quá phổ biến nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua. Khi thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, hoặc bị đi ngoài ra máu, đi ngoài kèm sốt cao, uống thuốc điều trị tiêu chảy trong vòng 24 tiếng mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện để thăm khám điều trị kịp thời.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa bằng cách nào?

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa các bệnh ở đường tiêu hóa, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

phong-ngua-roi-loan-tieu-hoa

Vệ sinh tay sạch sẽ cũng là cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

  • Khi mua chọn thực phẩm tươi, sạch, không dập nát, thối rữa.
  • Trước khi chế biến nên ngâm rửa rau quả thật kỹ.
  • Nên thực hiện ăn chín uống sôi, nên ăn ngay sau khi vừa chế biến.
  • Với các thực phẩm chế biến sẵn cần bảo quản cẩn thận, tránh ruồi, nhặng đậu vào làm bẩn thức ăn.
  • Tuyệt đối không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín. Dụng cụ chế biến thức ăn chín và thức ăn sống phải riêng rẽ. Nếu chỉ có một bộ dao thớt thì khi chế biến thức ăn sống phải rửa sạch, phơi khô mới được chế biến thức ăn chín.
  • Trước khi chế biến thức ăn phải rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.
  • Trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh cần phải chú ý vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Giữ bếp và nơi chế biến thức ăn luôn luôn khô ráo sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không ăn thức ăn ôi thiu, hỏng mốc.
  • Phải dùng nước sạch để chế biến và nấu thức ăn.

Xem thêm:

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh