Chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Để chăm sóc một bệnh nhân xơ gan, tình trạng bệnh tiến triển tốt, nhanh hồi phục, thì người chăm sóc phải có hiểu biết nhất định về bệnh xơ gan.  Hiểu được mục đích, tác dụng của những can thiệp mình làm đối với bệnh nhân thì mới có thể chăm sóc đúng và hiệu quả.

Thế nào là xơ gan?

Xơ gan là hậu quả của tình trạng tế bào gan bị thoái hóa, họai tử. Trong khi tổ chức xơ phát  triển rất mạnh. Gan xơ rất cứng, mặt gan không còn nhẵn bóng mà lần sần da cóc(nhân xơ); thay thế màu đỏ nâu, gan xơ có màu  vàng nhạt; loang lỗ, khối lượng nhỏ hơn nhiều so với gan bình thường (1200 gam đến 1500 gam), gan xơ chỉ còn khoảng 200 – 300 gam.

xo-gan-va-cac-cham-soc

Gan có  chức năng chuyển hóa gluxit, protit, lipid; chức năng  tiêu hóa: tiết mật tiêu hóa lipid; chức năng chống độc: chuyển các chất độc thành dạng không độc; chức năng đông máu: tổng hợp  yếu tố đông máu. Khi gan bị xơ, các chức năng này  giảm, rối loạn.

Nguyên nhân gây xơ gan

Nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan ở nước ta là  viêm gan virus B và C. Có thể là do chính bản thân cơ thể sinh ra kháng thể chống lại tế bào. Trường hợp này người ta gọi là viêm gan mãn tính tự miễn hay viêm gan mạn tính tiến triển. Một điều cần biết về tác động của rượu tới gan: Mỗi ngày uống 200ml liên tục ít nhất trong 2 năm sẽ dẫn đến viêm gan và sau đó là xơ gan. Cũng có thể do tắc mật lâu ngày gây xơ gan như : Sỏi mật, teo đường mật. Ăn uống thiếu thốn nhất là thiếu protit ,sán lá gan, rối loạn chuyển hóa sắt, đồng cũng là yếu tố dẫn tới xơ gan.

Giảm mệt mỏi

Khi gan bị xơ, chức năng chuyển hóa thức ăn giảm, tiêu hóa kém, bệnh nhân ăn kém, gầy sút. Năng  lượng tối thiểu không được bổ sung đủ, khiến bệnh nhân mệt mỏi. Cần phải đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân đồng thời tăng cường chức năng gan.

giam-met-moi

Chế độ ăn giàu calo (2500 -3000calo/ngày). Thành phần thức ăn phải phù hợp: đầy đủ thực phẩm giàu protit như thịt, cá, trứng, sữa…đầy đủ thực phẩm giàu gluxit như ngô, khoai, ngũ cốc... Nên dùng mỡ động vật thay thế bằng dầu thực vât. Tránh những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.Thức ăn chế biến chín, đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị. Các món ăn nên thay đổi ở các bữa, không lặp lại gây nhàm chán. Để gan không phải làm việc quá sức, thức ăn được  hấp thu tốt hơn, tránh được rối loạn tiêu hóa thì nên chia nhỏ khẩu phần ăn, cho người bệnh ăn 4 – 5 bữa một ngày, ăn ít một. Bổ sung vitamin bằng nước hoa quả ép, trái cây. Có thể thay nước uống hàng ngày bằng  nước nhân trần, atiso. Nhân trần  và atiso có tác dụng mát gan, lợi mật rất tốt cho người bệnh xơ gan.

dinh-duong-cho-nguoi-xo-gan

Nhưng  đối với người bệnh xơ gan giai đoạn muộn(mất bù) thì cần chú ý là phải hạn chế  thực phẩm giàu đạm, đề phòng  hôn mê gan.

Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ đặc biệt là khi có chảy máu cam, chảy máu chân răng để đề phòng nhiễm khuẩn và tạo cho người bệnh cảm giác ngon miệng.

Người bệnh mệt mỏi nhiều, nên chú ý tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế người ra vào thăm hỏi nhiều.

Giảm phù và cổ trướng

giam-phu-va-co-truong

Ở bệnh nhân xơ gan, giai đoạn muộn, phù càng biểu hiện rõ rệt: hai chân sẽ to hơn bình thường, đi lại nặng nề. Ăn uống kém, chức năng tổng hợp protein giảm dẫn đến lượng protein máu giảm làm cho nước thoát ra ngoài tế bào gây phù.  Khi nằm, cần cho người bệnh kê cao chân ( cao hơn so với tim). Ở tư thế này sẽ góp phần cải thiện tình trạng phù của người bệnh.  Khi có cổ trướng, nước xuất hiện trong ổ bụng gây chèn ép các phủ tạng. Khi cổ trướng quá nhiều gây khó thở cho người bệnh, bác sĩ  sẽ cho rút nước ra ngoài, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Cần ăn hạn chế muối hoặc ăn nhạt hoàn toàn khi có phù và cổ trướng nhiều. Bởi, lượng muối trong cơ thể nhiều, sẽ gây tích nước trong tế bào, càng làm cho tình trạng phù tăng lên. Khi dùng một số thuốc lợi tiểu sẽ làm mất kali máu, khiến tình trạng người bệnh tồi tệ hơn. Khuyến khích người bệnh ăn tăng cường thực phẩm giàu kali, sẽ bổ sung lượng kali đã mất. Theo dõi cân nặng của người bệnh hàng tuần là cách để kiểm tra xem tình trạng phù và cổ trướng của người bệnh có giảm hay không.

co-chuong

Cần lưu ý sau khi đã được chọc tháo dịch xong, cần theo dõi người bệnh trong 30 phút, nếu có điều gì khác thường phải báo cho bác sĩ ngay.

Xuất huyết tiêu hóa- Nguy hiểm ở người bệnh xơ gan

Một biến chứng nguy hiểm nhất hay gặp ở  những người bệnh xơ gan  là biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Đó là do, khi áp lực của tĩnh mạch cửa trong gan lớn, khiến áp lực các tĩnh mạch tiếp nhận từ tĩnh mạch cửa cũng lớn, đặc biệt là tĩnh mạch thực quản.  Tĩnh mạch thực quản là một tĩnh mạch có nguy cơ vỡ cao, máu sẽ chảy theo thực quản, xuống dạ dày, ruột non, ruột già. Điều này rất khó phát hiện ra bị chảy máu. Nên, rất nguy hiểm cho người bệnh nếu bị mất máu nhiều mà không được phát hiện kịp thời. Do đó, cần luôn ở bên người bệnh, khi thấy môi nhợt nhạt, niêm mạc mắt kém hồng thì cần báo ngay cho cán bộ y tế . Các chỉ định truyền dịch, truyền máu sẽ đựoc bác sĩ đưa ra để xử trí khi phát hiện có xuất huyết tiêu hóa.

Đề phòng hôn mê gan

de-phong-hon-me-gan

Những người bệnh xơ gan, cần phải luôn ở bên họ. Ngoài việc động viên tinh thần, thì điều quan trọng là theo dõi diễn biến bệnh. Người bệnh mệt mỏi nhiều hơn, cân nặng lại tăng, báo hiệu tình trạng phù và cổ trướng tăng lên. Dấu hiệu tiền hôn mê gan như thay đổi bất thường về tinh thần của bệnh nhân có thể đang vui rồi lại buồn, thờ ơ; rối loạn về trí nhớ, mất định hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tậptrung  tư tưởng; nếu đặt cẳng tay thẳng góc với cánh tay và mặt giường sẽ thấy bàn tay  run không đều. Khi phát hiện ra các dấu hiệu này thì phải báo  ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

Thu Huyền biên soạn

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh