Cây chàm mèo - Vị thuốc quý dân gian

Chàm mèo là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc vùng cao vì lá chàm để lên men và ngâm nước vôi sẽ cho màu xanh lam (tên dân dã là màu chàm) dùng để nhuộm vải và quần áo, đặc trưng cho y phục của người dân ở đây. Và cũng từ lá, bột chàm được chiết xuất và sử dụng làm thuốc chữa bệnh phổ biến.

cham-meo

Cây chàm mèo

 Chàm mèo (strobilanthe cusia (nees.) O.Kuntze) thuộc họ ô rô (Acanthaceae), tên khác là chàm nhuộm, chàm lá to, đại lam, mã lam, người Tày gọi là mạy ót, tên Thái là co sơm, tên Dao là tần gàm, là một cây nhỏ sống lâu năm, cao 0,4-0,8m.

Thân nhẵn, phình lên ở các mấu.

Lá mọc đối, hình bầu dục hay hình trứng, dài 8-25cm, rộng 3,5-11cm, gốc thuôn, đầu nhọn mép, khía răng tròn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành bông, lá bắc dạng lá, lá đài mảnh, tràng hoa hình trụ hơi cong, phía trên loe ra xẻ 5 cánh, màu lam tím hay tím hồng, nhị 4, 2 dài, 2 ngắn, bầu nhẵn.

Quả nang hẹp dài. Bộ phận dùng làm thuốc của chàm mèo là lá, thu hái vào mùa hè – thu, dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

Dược liệu chứa 0,4-1,3% indican khi thủy phân sẽ cho indoxyl. Chất này bị ôxy hóa sẽ chuyển thành indigotin, một tinh thể hình kim màu xanh lam.

Theo Tretoday

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh