Các dạng viêm gan siêu vi thường gặp

Cho tới nay người ta đã xác định được năm loại viêm gan siêu vi do năm loại siêu vi gây ra, đặt các loại siêu vi này theo thứ tự từ A, B, C, D, E gây ra các bệnh viêm gan siêu vi tương ứng. Ngoài ra còn một số siêu vi khác có thể gây viêm gan nhưng chưa phát hiện ra được, các trường hợp viêm gan siêu vi như vậy được gọi chung là viêm gan siêu vi X trong đó nguy hiểm và phổ biến nhất là viêm gan siêu vi B.

viem-gan-thuong-gap

Bệnh viêm gan siêu vi A

Viêm gan siêu vi A có rất nhiều ở tất cả các nước trên thế giới và đã có những lần trở thành dịch. Bệnh viêm gan siêu vi A lây truyền từ người qua người qua đường tiêu hóa (ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là lượng rất nhỏ). Ngoài ra , viêm gan A cũng có thể lây truyền qua đường máu nhưng khả năng lây truyền theo phương thức này là rất hi hữu.

Người mắc bệnh viêm gan siêu vi A có thể đang sống rất khỏe mạnh, bỗng dưng bị đau bụng, tiêu chảy và vàng da. Viêm gan A đã và đang là một căn bệnh truyền nhiễm đáng ngại, với khoảng 10 đến 20% bệnh nhân viêm gan A phải nhập viện chữa trị.

Các triệu chứng cơ bản của viêm gan A bao gồm cảm sốt, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn, khi quan sát nước tiểu thấy nước tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, đau bụng vùng hạ sườn bên phải nhất là khi ấn vào, quán sát phân bạc màu, lỏng hơn bình thường.

Viêm gan A có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nguy cơ cao ở những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, có sinh hoạt tình dục với người mắc bệnh, người sống trong vùng dịch bệnh viêm gan A, hoặc chích ma túy và dùng ma túy không thuộc dạng chích.

Bệnh viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B do siêu vi B gây ra. Theo ước tính, số lượng người nhiễm siêu vi B ngày càng có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Đông Nam Á.

Viêm gan siêu vi B lây truyền chủ yếu qua đường máu. Do đó, các con đường lây truyền dễ nhất là từ mẹ sang con, qua đường tinh dục, truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc xăm mình, châm cứu ...

viem-gan-b

Khi bị nhiễm siêu vi B, chỉ có khoảng 30 - 50% người lớn có triệu chứng, tỷ lệ này còn ít hơn ở trẻ nhỏ. Biểu hiện bệnh thay đổi qua từng giai đoạn, người bệnh thường bị sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn, đầy bụng, nôn ói, đau bụng vùng trên rốn, đau khớp ... Trường hợp nặng hơn, người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng.

Để biết mình có bị viêm gan siêu vi B hay không, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm máu, tới thăm khám tại các chuyên khoa Gan để tiến hành xét nghiệm đánh giá chức năng gan, siêu âm gan, tiến hành xét nghiệm sinh thiết trong trường hợp cần thiết.

Bệnh viêm gan siêu vi C

Tương tự như viêm gan siêu vi A, B. Viêm gan siêu vi C do siêu vi C gây ra, va truyền nhiễm qua đường máu. Đường truyền bệnh gồm việc dùng chung các vật dụng như kim chích, đồ nấu ma túy, dây cầm máu, ống hút, ống píp ...hoặc dùng chung các đồ cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng, hay dùng dũa móng tay bị chảy máu.

Nhiều người không có hoặc rất ít triệu chứng trong giai đoạn nhiễm siêu vi C, phần lớn người mang bệnh viêm gan siêu vi C không có triệu chứng nào và vẫn sống như người bình thường. Còn một số người khác thì có các biểu hiện như bị cảm cúm nhẹ như buồn nôn, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, ăn không ngon, đau vùng bụng, và nhức bắp thịt hay ở khớp. Một số người lại có những triệu chứng như bị cảm cúm nặng, cũng như vàng da và mắt bị đục, nước tiểu đậm. Sau một thời gian (thường là nhiều năm hoặc vài chục năm), người có bệnh HCV kinh niên có thể có những triệu chứng liên quan đến hư gan. Viêm Gan C kinh niên có thể liên quan đến nhiều triệu chứng khác.

Để phòng ngừa viêm gan siêu vi C, bạn không nên dùng chung kim chích, dụng cụ chích ma túy, cũng như bất cứ dụng cụ cá nhân nào có thể dính máu. Phải sát trùng đúng cách những dụng cụ dùng để xăm mình, xỏ da và châm cứu. Nên áp dụng các phương pháp tình dục an toàn. Phụ nữ bị nhiễm siêu vi C nên tránh quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa bệnh vì nướu răng dễ bị chảy máu và đó có thể là một cách lây nhiễm bệnh.

Bệnh viêm gan siêu vi D và E

Viêm gan siêu vi D được phát hiện từ năm 1976, và bản thân siêu vi D không thể gây bệnh. Nó chỉ có thể hoạt động và gây bệnh khi được liên kết với siêu vi B. Khi cả hai loại siêu vi B và D liên kết để cùng gây bệnh ở gan, nguy hại sẽ lớn hơn. Siêu vi D cũng lây truyền qua đường máu và ít khi lây qua quan hệ tình dục.

Còn với siêu vi E, siêu vi E có thể gây viêm gan cấp hoặc tối cấp, do đó có thể gây chết người. Bệnh viêm gan siêu vi E thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Siêu vi E lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống, nhất là khi nguồn nước bị nhiễm, do đó có thể lan tràn thành dịch bệnh, nhất là đối với trẻ em.

Siêu vi E không gây tác hại về lâu dài, chúng không gây ra viêm gan mạn, không tiến triển tới xơ gan, ung thư gan.

Đọc thêm:

theo doisongsuckhoe 17/3/2013

 

Sản phẩm tuệ linh