Bệnh viêm xoang cấp và mạn tính

Bệnh viêm xoang cấp và mạn tính là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, phân loại viêm xoang cấp và mạn tính thực chất chỉ là phân biệt cách xử trí: cấp thường điều trị nội khoa, còn mạn thì phải điều trị ngoại.

viem-xoang

Hình ảnh viêm xoang

 Viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do rǎng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn. - Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên Yếu tố thuận lợi: môi trường ô nhiễm, ǎn ở kém vệ sinh, vẹo vách ngǎn, dị ứng, u lành, u độc ở mũi; tình trạng của phổi, phế quản: viêm xoang- giãn phế quản, kết hợp viêm xoang- giãn phế quản với dị tật tim sang phải

Các thể viêm xoang cấp tính

Viêm xoang trán cấp: ít khi đơn thuần, thường phối hợp với viêm xoang sàng trước. Khởi đầu như một sổ mũi thông thường kéo dài 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau đặc biệt của viêm xoang trán: cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có 2 chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tǎng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa, lúc đó mũi chảy nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau, da vùng xoang tưng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt cũng đau nhói Viêm xoang hàm cấp: bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, một bên, đau xuyên về một phía hàm rǎng, đau tǎng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Có điểm đau rõ dưới ổ mắt, hốc mũi xung huyết, thường tiến triển tốt trong 10 ngày. - Trường hợp viêm xoang do rǎng, thường có sâu rǎng hàm nhỏ hoặc rǎng hàm, ổ áp xe quanh rǎng, mủ chảy vào trong xoang. Bệnh nhân đau nhức rǎng dữ dội, lợi quanh rǎng thường sưng, vài ngày sau mủ thối đổ ồ ạt vào xoang. Nhổ bỏ rǎng sâu bệnh khỏi nhanh chóng Viêm xoang sàng cấp ở trẻ em: Có thể gặp ở thời kỳ 2-4 tuổi. Triệu chứng biểu hiện chủ yếu ở mắt: sau khi sổ mũi, mí mắt trên và dưới nề đỏ, sưng húp, không mở được mắt, nhiệt độ không cao, vạch mí không thấy có tổn thương nhãn cầu. Viêm xương tủy hàm trên, giả dạng viêm xoang hàm: xuất hiện ở trẻ còn bú thường từ 1-3 tháng, thường do nhiễm tụ cầu khuẩn của xương hàm trên. Triệu chứng: nhiễm khuẩn nặng: mí mắt dưới mọng đỏ, má sưng, mũi chảy mủ, lợi rǎng cũng thấy sưng, có khi có lỗ rò

Điều trị

- Chống nhiễm khuẩn và dẫn lưu: kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, corticoid được dùng khi có ứ đọng mủ, dùng thuốc giảm xung huyết.

Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do rǎng. Mạn tính liên quan đến sự biến đổi không phục hổi của niêm mạc Nguyên nhân: tương tự viêm xoang cấp. Triệu chứng:

  • Nhiều người không cảm thấy đau, nhưng nhức đầu hoặc nhức vùng mặt
  • Ngạt mũi, mũi chảy nhày mủ kéo dài tái phát.
  • ở trẻ nhỏ do nuốt phải chất dịch tiết thường gây viêm phế quản tái diến, viêm dạ dày-ruột non, ho từng cơn

Điều trị : Tùy thuộc niêm mạc lót có tổn thương không mà điều trị bảo tồn hay điều trị ngoại

  • Điều trị bảo tồn: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch. chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngǎn, chữa rǎng
  • Điều trị tiệt cǎn (sau khi điều trị bảo tồn thất bại) bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi hoặc qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu nhằm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.
Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh