Apo amitriptylin

Apo amitriptylin

Hoạt chất:

  • Amitriptyline

Chỉ định:

  • Ðiều trị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh (loạn tâm thần hưng trầm cảm). Thuốc có ít tác dụng đối với trầm cảm phản ứng.
  • Ðiều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn (sau khi đã loại bỏ biến chứng thực thể đường tiết niệu bằng các test thích hợp).

Liều dùng:

  • Khởi đầu bằng liều thấp và tăng dần đến khi đạt đáp ứng mong muốn. Người lớn khởi đầu: 75 mg, chia làm 2-3 lần/ngày, tăng dần từng bậc 25 mg đến 150 mg/ngày, duy trì: điều chỉnh tùy theo đáp ứng. Người già: giảm liều.

Tác dụng phụ:

  • Phản ứng có hại và phản ứng phụ nguy hiểm nhất liên quan đến hệ tim mạch và nguy cơ co giật. Tác dụng gây loạn nhịp tim giống kiểu quinidin, làm chậm dẫn truyền và gây co bóp. Phản ứng quá mẫn cũng có xảy ra. An thần quá mức, mất định hướng, ra mồ hôi, tăng thèm ăn, chóng mặt, đau đầu. Nhịp nhanh, đánh trống ngực, thay đổi điện tâm đồ (sóng T dẹt hoặc đảo ngược), blốc nhĩ thất, hạ huyết áp thế đứng; giảm tình dục, liệt dương; buồn nôn, táo bón, khô miệng, thay đổi vị giác; mất điều vận. Mắt khó điều tiết, mờ mắt, giãn đồng tử.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với thuốc. Không dùng đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngưng dùng IMAO.  Giai đoạn hồi phục cấp sau cơn nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết cấp. Có thai và cho con bú. Trẻ < 12 tuổi.

Thận trọng :

  • Ðộng kinh không kiểm soát được; bí tiểu tiện và phì đại tuyến tiền liệt; suy giảm chức năng gan; tăng nhãn áp góc đóng; bệnh tim mạch; bệnh cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp.
  • Người bệnh đã điều trị với các chất ức chế monoamin oxydase, phải ngừng dùng thuốc này ít nhất 14 ngày, mới được bắt đầu điều trị bằng amitriptylin.
  • Dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic.

Tương tác thuốc:

  • Tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm 3 vòng với chất ức chế monoamin oxidase là tương tác có tiềm năng gây nguy cơ tử vong.
  • Phối hợp với phenothiazin gây tăng nguy cơ lên cơn động kinh.
  • Vì các thuốc chống trầm cảm 3 vòng ức chế enzym gan, nếu phối hợp với các thuốc chống đông, có nguy cơ tăng tác dụng chống đông lên hơn 300%.
  • Các hormon sinh dục, thuốc chống thụ thai uống làm tăng khả dụng sinh học của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Khi dùng physostigmin để đảo ngược tác dụng của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng trên hệ thần kinh trung ương (điều trị lú lẫn, hoang tưởng, hôn mê) có thể gây blốc tim, rối loạn dẫn truyền xung động, gây loạn nhịp.
  • Với levodopa, tác dụng kháng cholinergic của các thuốc chống trầm cảm có thể làm dạ dày tống thức ăn chậm, do đó làm giảm khả dụng sinh học của levodopa.
  • Cimetidin ức chế chuyển hóa các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu có thể dẫn đến ngộ độc.
  • Clonidin, guanethidin hoặc guanadrel bị giảm tác dụng hạ huyết áp khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và các thuốc cường giao cảm làm tăng tác dụng trên tim mạch có thể dẫn đến loạn nhịp, nhịp nhanh, tăng huyết áp nặng, hoặc sốt cao.
Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh