8 nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ

Hiện tượng trẻ bị tiêu chảy rất thường xảy ra, nhất là trong những tháng nắng nóng của mùa hè. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, điều cần thiết là phải biết chính xác nguyên nhân trực tiếp để có biện pháp điều trị, hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến nhất:

nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị tiêu chảy

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Vi khuẩn – như khuẩn salmonela, khuẩn shigella, khuẩn tụ cầu, … – cũng là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy. Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì bé có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng, cùng với triệu chứng chuột rút, máu trong phân và sốt (bé có thể bị nôn hoặc không).

Một số sự nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tự phát hiện, nhưng một số, như vi khuẩn E. coli lại có thể được tìm thấy trong thịt chưa được nấu chín và một số loại thực phẩm khác, có thể rất nguy hiểm. Nếu bé có những triệu chứng như trên hãy đưa bé đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể xét nghiệm mẫu phân để phát hiện ra nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nhiễm trùng tai

Trong một số trường hợp, việc nhiễm trùng tai (có thể do virus hoặc vi khuẩn) có thể là thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy. Không chỉ đau tai, bé có thể buồn nôn, nôn và kém ăn; bé cũng có thể bị cảm lạnh

Thực vật ký sinh

Nhiễm trùng do thực vật ký sinh cũng có thể dẫn tới bệnh tiêu chảy. Ví dụ như Giardiasis có nguyên nhân từ thực vật ký sinh cực nhỏ sống trong ruột.

Nếu bé bị nhiễm trùng do thực vật ký sinh, bé có thể bị tiêu chảy, sưng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút. Những loại nhiễm trùng này thường dễ lan truyền trong những trường hợp chăm sóc theo nhóm, và cách điều trị liên quan tới vấn đề y tế đặc biệt. Vì thế bé cần đến gặp bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

Nếu trẻ bị tiêu chảy trong và sau khi dùng thuốc kháng sinh thì điều này có thể liên quan tới vấn đề vấn đề thuốc uống, thuốc mà có thể giết những vi khuẩn có lợi trong ruột cùng với những vi khuẩn có hại. Hãy nói với bác sĩ về biện pháp chữa trị nhưng không nên dừng việc cho trẻ uống thuốc đã được kê đơn cho đến khi bác sĩ có chỉ dẫn khác.

Quá nhiều nước ép

nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre

Chú ý khi cho trẻ uống nước ép trái cây

Quá nhiều nước ép (đặc biệt là nước trái cây có chứa socbito và hàm lượng cao frutoza) hoặc quá nhiều đồ uống ngọt có thể không có lợi cho dạ dày của trẻ và khiến trẻ không đi đại tiện được. Giảm lượng nước ép và nước uống có đường sẽ giải quyết được vấn đề này trong 1 tuần hoặc hơn.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn (hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với những chất protein vô hại trong thức ăn) có thể gây ra một vài phản ứng nghiêm trọng – ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ. Các triệu chứng có thể gồm tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng và phân có máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng có thể dẫn tới phát ban, sưng tấy và khó thở. Gọi bác sĩ nếu trẻ có vấn đề về thở hoặc mặt/ môi trẻ bị sưng.

Chất protein trong sữa là kiểu dị ứng thường gặp nhất. Những loại khác bao gồm trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá và những động vật có vỏ.

Không chịu được thức ăn

Không giống như dị ứng thức ăn, việc không chịu được thức ăn là một phản ứng bất thường có thể không liên quan đến hệ miễn dịch. Một ví dụ là việc không chịu được lactoze. Nếu trẻ không chịu được lactoze thì điều đó có nghĩa là cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ lactaza, một loại enzim cần thiết để tiêu hóa lactoze, một loại đường trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác. Khi lactoze không tiêu hóa được có trong ruột thì nó có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sưng tấy và đầy hơi. Các triệu chứng thường xuất hiện từ ½ – 2 giờ sau khi trẻ ăn các sản phẩm từ sữa.

Ngộ độc

Nếu trẻ bị tiêu chảy và nôn, và bạn nghĩ rằng trẻ có thể đã nuốt phải một thứ gì đó như dược phẩm, hãy gọi ngay bác sĩ. Những triệu chứng khác có thể bao gồm không thở được, mệt mỏi, co giật và mất phương hướng

Theo Mẹ yêu con

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh